ẾCH - Trang 409

như một di chỉ về phong cách kiến trúc của thời kỳ Cách mạng văn
hóa, những câu khẩu hiệu viết trên tường, bức phù điêu cách mạng ở
đầu thôn, những chiếc loa phóng thanh trong thôn, hội trường của
đội sản xuất… đều được giữ lại. Phía đông đã ửng hồng nhưng trên
phố vẫn chưa có người qua lại, chỉ có những chiếc xe buýt chạy
chuyến sớm mệt mỏi chạy vụt qua và một vài nhân viên vệ sinh đeo
khẩu trang bịt kín mặt chỉ chừa đôi mắt đưa những nhát chổi lười
biếng trên đường. Tôi rất muốn nhìn mặt con nhưng đành phải từ
bỏ ý định khi nhìn thấy nét mặt nghiêm trang, mệt mỏi lẫn hạnh
phúc chẳng khác nào một sản phụ của “Tiểu sư tử”. Đầu cô ấy
quấn trong một chiếc khăn đỏ, miệng chảy xệ xuống, thi thoảng
cúi xuống nhìn đứa nhỏ đang ôm trong lòng như muốn quan sát
mặt nó, như muốn hít những mùi vị phát ra từ thân thể nó.

Chúng tôi đã chuyển những đồ đạc chuẩn bị cho đứa con về nhà

của bố tôi, nhưng vì lúc ấy rất khó tìm ra một con dê đang cho sữa,
bố tôi đã đến nhà họ Đỗ chuyên nuôi bò sữa trong làng để mua sữa
tươi về. Nhà này nuôi hai con bò sữa cực tốt, mỗi ngày có thể cho
đến năm mươi cân sữa. Bố tôi đã dặn đi dặn lại họ không được cho
thêm bất kỳ vật gì vào trong sữa. Người nhà họ Đỗ nói: “Bác à, nếu
bác không tin chúng cháu thì cứ mỗi buổi sáng, bác đến đây và tự
tay vắt sữa vậy”.

Em họ tôi cho xe dừng ngoài cổng. Bố tôi đã ra cổng ngồi chờ từ

lúc nào, cùng chờ với ông có thím hai của tôi và vài ba đứa con gái trẻ,
có lẽ chúng đều là cháu chắt trong gia đình. Thím hai tôi đỡ lấy
đứa bé, còn hai đứa con gái đỡ “Tiểu sư tử” bước xuống xe, dìu vào
sân và đi thẳng vào phòng “ở cữ” đã chuẩn bị sẵn.

Thím hai lật một mép tã để cho bố tôi trông thấy đứa cháu nội

xuất hiện trên cuộc đời này quá chậm. Mắt bố tôi nhòa lệ, miệng
mấp máy liên tục một tiếng “Tốt, tốt…”. Tôi tranh thủ nhìn và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.