đường kêu gào: Cứu tôi với! Cứu tôi với! Cứu con trai tôi…!]
[Có lúc thì những người đuổi theo và Trần Mi đồng thời xuất
hiện trên sân khấu. Trần Mi hướng về những người hai bên đường
cầu cứu: Cứu mẹ con tôi! “Tiểu sư tử” và những người khác lại hướng
về những người hai bên đường gào to: Chặn cô ta lại! Chặn con nữ
tặc cướp trẻ con lại! Chặn mụ điên ấy lại!]
[Trần Mi ngã, bò dậy. Lại ngã, lại bò dậy.]
[Tiếng nhạc chát chúa, gấp gáp và rất đanh hòa lẫn với tiếng
trẻ con khóc, tiếng người lớn cầu cứu, kêu gào từ đầu màn đến
cuối màn.]
(Hạ màn)
Màn 8
[Kịch trường của vở kịch truyền hình “Cao Mộng Cửu”.]
[Sân khấu được bố trí thành huyện đường của thời kỳ Dân
quốc, tuy đã có một số thay đổi nhưng căn bản vẫn là cách trang trí
của thời phong kiến. Chính giữa là một tấm bảng có bốn chữ đại tự
“Chính đại quang minh” được treo trên cao; lệch về phía bên phải
sân khấu có hai câu đối, một câu là “Nhất trận phong, nhất trận
vũ, nhất trận thanh thiên”. Câu còn lại là “Bán thị văn, bán thị vũ,
bán thị dã man”( () Tạm dịch: “Một trận gió, một trận mưa, một bầu
trời xanh”; “Nửa là văn, nửa là võ, nửa là dã man”.
). Trên bàn ở giữa sân khấu có đặt một đôi hài to tướng.]
[Cao Mộng Cửu mặc áo kiểu Tôn Trung Sơn màu đen, quần âu,
đầu đội mũ cao, túi áo ngực thấp thoáng sợi dây xuyến vàng đeo
đồng hồ quả quýt. Mấy nha lại đứng hai bên sân khấu, tay cầm