“Hôn nhân. Chuyện về hai chúng ta. Anh nghĩ sao?”, tôi nói. “Có khi
nào anh... thoáng nghĩ tới chuyện đó không?”.
“Có. Đương nhiên là có chứ...”.
Tôi cảm thấy một chữ “nhưng” sắp thốt ra giống như ta cảm thấy mưa
trên mặt ngay sau một tiếng sấm vang trời. Quả nhiên, anh nói nốt, “Nhưng
vụ ly hôn của bọn anh vừa mới có phán quyết mà.” Lại một câu lấp lửng
không hẳn mang tính trả lời.
“Phải rồi,” tôi nói, cảm thấy nản lòng, còn anh thì liếc nhìn vào trong
một cửa hiệu đã tắt đèn, có vẻ mê mẩn mấy loại giấy viết thư và bút máy
Montblanc trưng bày. Tôi thầm ghi nhớ sẽ mua cho anh một cây, bởi đến
giờ tôi đã mua gần hết những món quà trong danh mục “phải mua gì cho
người đã có mọi thứ”, nhất lại là người kỹ tính như Peter. Khuy măng sét,
mấy thiết bị điện tử nho nhỏ, kỳ nghỉ cuối tuần tại nhà nghỉ thôn dã ở vùng
New England. Thậm chí cả một bức tượng nai sừng tấm, vật biểu tượng
không chính thức cho Đại học Dartmouth thân thương của anh, đặt hãng
Lego làm.
“Nhưng cuộc hôn nhân của anh đã chấm dứt từ lâu rồi mà. Hơn bốn năm
nay anh đâu còn chung sống với Robin nữa,” tôi nói.
Đó là một điểm tôi hay nêu ra, nhưng trong tình huống như thế này thì
chưa bao giờ, thường là trong những dịp chúng tôi đi chơi cùng mấy cặp
khác, để đề phòng có kẻ xem tôi là thủ phạm - ả nhân tình sà vào cuỗm
chồng người khác. Không giống với vài cô bạn có vẻ như chỉ chuyên về
đàn ông có vợ, tôi thậm chí chưa từng để ý đến một cái nháy mắt hay uống
một ly rượu vang nào từ một đàn ông đeo nhẫn bên bàn tay trái, đồng thời,
trong suốt những năm tháng hẹn hò trước khi gặp Peter, tôi cũng tuyệt đối
không chấp nhận sự mờ ám, đùa bỡn với tình cảm, sợ ràng buộc, hay bất cứ
triệu chứng nào trong cái hội chứng Peter Pan
dịch, ít ra là ở Manhattan. Một phần là vì nguyên tắc và lòng tự trọng.
Nhưng phần khác là sự thực dụng mà một người ngoài ba mươi phải có.
Tôi biết đích xác mình muốn gì - mình muốn người như thế nào - và tin