dưới kính hiển vi. Không một lời lẽ, một hành động nào thoát khỏi sự phê
phán của bác ấy, và cho dù không thể đọc được suy nghĩ của tôi, bác ấy cứ
thích quy chụp cho tôi những suy nghĩ mà tôi chẳng bao giờ nảy sinh trong
đầu. Tôi ghét chuyện đó còn hơn bất kỳ điều gì khác.
“Lẽ nào tôi không thể nói được điều tốt đẹp gì về bác Ruth? Tất nhiên
tôi có thể chứ.
“Bác ấy là người trung thực, đoan chính, thật thà, cần cù và nói đến
kho thức ăn của bác ấy thì bác Ruth không cần phải thấy xấu hổ với ai hết.
Nhưng bác ấy chẳng có bất kỳ đức tính đáng mến nào, và bác ấy sẽ chẳng
đời nào từ bỏ sự nỗ lực tìm hiểu xem tại sao tôi lại xoay những bức tranh
đó lại. Bác ấy sẽ không bao giờ tin rằng tôi đã nói cho bác ấy sự thật giản
đơn.
“Tất nhiên, mọi thứ ‘lẽ ra còn có thể tệ hơn’. Như Teddy từng nói đấy,
nó có thể là tranh nữ hoàng Victoria thay vì nữ hoàng Alexandra.
“Tôi cũng treo một vài bức tranh của riêng mình đã góp phần cứu giúp
tôi, một vài bức ký họa rất dễ thương về Trăng Non và về vườn cây ăn quả
cũ được Teddy vẽ riêng cho tôi, cộng thêm một bản in khác do chú Dean
tặng. Đó là bức tranh với những sắc màu ôn hòa, không mấy sắc nét khắc
họa cảnh một hàng cọ bao quanh một dòng suối giữa sa mạc cùng một đoàn
lạc đà đang băng qua dải cát dưới bầu trời tối đen điểm xuyết những vì sao.
Bức tranh thấm đẫm màu sắc bí ẩn, đầy quyến rũ và mỗi khi nhìn thấy nó,
tôi lại quên bẵng món đồ nữ trang của nữ hoàng Alexandra cũng như khuân
mặt sầu thảm của huân tước Byron, và tâm hồn tôi thoát ra ngoài… ra bên
ngoài… xuyên qua một cánh cổng nhỏ để đến với thế giới bao la, kỳ vĩ của
tự do và mơ ước.
“Bác Ruth hỏi tôi lấy bức tranh đó ở đâu. Đến khi tôi nói cho bác ấy
biết thì bác ấy khịt khịt mũi đáp lại,