nhiều danh mục các tựa sách do cô soạn ra để dự định đọc thường xuyên,
và nhiều danh mục ghi những sách hay, được chọn lựa cẩn thận và sắp xếp
có thứ tự, đôi lúc theo vần chữ cái, đôi lúc theo cách khác. Danh mục mà cô
soạn ra lúc mười bốn tuổi – tôi nhớ mình đã nghĩ cô có óc suy xét tốt nên
tôi đã lưu giữ danh mục này một thời gian, và tôi tin hiện giờ cô có một
danh mục rất hay. Nhưng tôi không còn mong Emma đọc sách thường
xuyên nữa. Cô ấy không bao giờ chịu đọc thứ gì đòi hỏi óc chuyên cần và
nhẫn nại, và chịu khuất phục óc tưởng tượng để thông hiểu. Khi chị Taylor
không thể thúc đẩy cô ấy đọc sách, tôi có thể nói chắc rằng Harriet Smith
sẽ không làm gì được. Không bao giờ chị có thể thuyết phục cô ấy đọc dù
là phân nửa cái mà chị muốn. Chị biết chị không làm được.
Chị Weston mỉm cười đáp:
- Tôi dám nói rằng lúc ấy tôi có nghĩ thế, nhưng vì chúng tôi đã xa
nhau, tôi không thể nhớ Emma đã bỏ qua thứ gì mà tôi muốn cô ấy làm.
Anh Knightley nói một cách xúc động:
- Không ai muốn khơi lại hồi tưởng về chuyện như thế.
Rồi anh thêm:
- Nhưng tôi không bị sức quyến rũ như thế che lấp giác quan, vì thế tôi
vẫn còn thấy, nghe và nhớ. Emma trở nên hư hỏng vì là người khôn ngoan
nhất trong gia đình. Lúc mười tuổi, cô ấy đã không may mà trả lời được
những câu đố vốn khiến cho chị cô ở tuổi mười bảy phải bó tay. Cô ấy luôn
tỏ ra nhanh nhẹn và tự tin, còn Isabella thì chậm chạp và rụt rè. Và từ năm
mười hai tuổi, Emma đã là chủ nhân của ngôi nhà. Khi mất mẹ, cô ấy chỉ
mất người duy nhất có thể đối phó với cô. Cô ấy thừa hưởng những tài
năng của mẹ cô, và hẳn là đã bị mẹ cô khuất phục.
- Anh Knightley, đáng lẽ tôi đã không vui gì phải dựa vào lời giới thiệu
của anh nếu tôi xin nghỉ việc ở gia đình Woodhouse để đi tìm việc làm
khác, vì tôi không nghĩ anh hẳn đã nói tốt về tôi cho bất cứ ai. Tôi chắc
rằng anh nghĩ tôi không phù hợp với công việc tôi đã làm.
Anh mỉm cười:
- Đúng. Chị ở đây thì hay hơn, rất phù hợp trong cương vị một người
vợ, nhưng không phù hợp chút nào cho một nữ gia sư. Nhưng trong suốt