ÉN LIỆNG TRUÔNG MÂY - TẬP 1 - Trang 289

- Những ngôi sao đó ảnh hưởng thế nào đến chúng ta hở chú?

- Cái này tôi không rõ lắm, xin Bạch công tử đừng cười. Nghe nói

Trương công tử là người tinh thông kim cổ, công tử có thể nói rõ cho mọi
người nghe được không?

Văn Hiến mỉm cười:

- Ai nói cháu là người tinh thông kim cổ vậy? Họ quá lời rồi.

Hồng Liệt xen vào:

- Đồ gàn, ngươi thường nói với ta làm người là phải cố học sao cho

trên thông thiên văn, dưới rõ địa lý, giữa hiểu nhân tâm mà? Khiêm tốn làm
gì, ở đây đều là người thân cả.

Văn Hiến biết là không thể từ chối được nên nói:

- Vì người xưa tin rằng trời dùng những hiện tượng để chỉ dạy các bậc

vua chúa, thánh nhân biết mà trị dân. Cho nên Kinh Dịch viết: “Thiên thùy
tượng, thánh nhân tắc chi” nghĩa là “trời cho thấy các hiện tượng, thánh
nhân theo đó mà bắt chước”. Do đó, thiên văn học ra đời. Đối với thiên văn
thì tượng là: nhật, nguyệt, tinh tú, gió, sấm, mây, bão. Vì thế mà người xưa
hết sức lưu ý đến những sự thay đổi của nhật, nguyệt, gió, mây; hết sức chú
trọng đến các tường vân, thụy khí, yêu khí để đoán biết ý trời, đoán biết cát
hung, cũng như sự hưng suy của các triều đại. Nhờ vào các thiên tượng, từ
đó phân chia ra từng vùng, tương ứng với từng vì tinh tú để biết sự thịnh
suy của những chư hầu đó. Sự phân chia như thế gọi là phân dã.

Bạch Mai hỏi:

- Chúng ta hiện ở trong khu vực sao nào?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.