ÉN LIỆNG TRUÔNG MÂY - TẬP 1 - Trang 290

- Nước Việt ta thuộc phân dã của sao Dực và sao Chẩn, tức là cái đuôi

con Chu Tước ở khoảng trời Nam. Nhưng vào đến vùng Gia Định thì lại
gần khu vực của sao Tỉnh, tức cái mỏ của con Chu Tước.

- Nghe nói nhìn sao cũng có thể đoán biết được mưa bão phải không

Trương huynh?

- Để đoán mưa bão thì hiện tượng rõ ràng nhất là nhiệt độ cùng với sự

tích tụ, hình dáng và màu sắc của mây. Đó sự quan sát bình thường qua
kinh nghiệm, còn những nhà thiên văn, quân sự đại tài thì họ có thể quan
sát sự vận hành và đặc tính của các vì sao mà đoán biết mưa bão. Ví dụ như
sao Cơ thì chủ gây ra gió, còn sao Tất thì chủ gây ra mưa. Nếu thấy sao Tất
đi phạm vào vùng sao Thái Âm, có thể đoán trời sẽ mưa dầm.

Đi biển mà nói chuyện mưa bão, đôi khi chỉ là chuyện tò mò tình cờ

nhưng lại là điềm báo trước của sự việc. Sáng hôm đó, khi thuyền sắp qua
khỏi Diên Khánh, Bình Khang để vào địa phận Bình Thuận (vùng Phan
Rang, Phan Thiết bây giờ), Hữu Dụng đứng trước mũi thuyền nhìn lên bầu
hướng Đông nói với Văn Hiến:

- Cậu hãy nhìn kìa! Đó là loại mây có hình dạng như vảy tê tê, chúng

đang di chuyển từ từ về phía Tây. Theo kinh nghiệm thì nay mai sẽ có bão
từ ngoài khơi biển Đông đổ về hướng chúng ta. Bão lớn nhỏ còn tùy vào
hình dạng mây cấu thành trước khi bão đến gần. Chúng ta nên chuẩn bị đón
bão là vừa.

Văn Hiến hỏi:

- Chuẩn bị thế nào?

- Cách tốt nhất là cho thuyền đi sát vào bờ. Nếu bão lớn thì ghé vào

nơi nào đó an toàn để tránh bão. Chúng ta có lẽ sẽ phải ghé vào trú ở vùng
tấn Phan Rang rồi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.