- Thằng Lía là đứa trẻ tốt đó. Làm con trai phải như vậy mới được.
Hứa phải giữ lời, có ơn phải trả. Mai con kêu nó lại cho cha nói chuyện. Nó
muốn làm việc kiếm tiền nuôi mẹ thì theo cha xuống Trường Trầu mà làm.
Cha sẽ trả công cho nó đủ để hai mẹ con sống.
Nhạc mừng rỡ nói:
- Cha giúp nó là hay quá rồi! Tội nghiệp nó đi xin việc suốt hai ba
ngày nay mà không ai chịu nhận hết. Nó và mẹ nó đói lắm, bà ấy lại đang
bệnh nữa.
Ông Phúc nói:
- Vậy mai con gọi nó đến sớm gặp cha.
- Nó không chơi với con. Nó nói con nhà giàu nên không chịu làm
bạn.
- Nó bị mặc cảm thôi. Chúng ta cứ đối xử tốt với nó là được.
- Thôi, để mai con với thằng Sứt đi gọi nó. Nó thương thằng Sứt lắm.
Thế là từ đó Lía đến làm việc ở bến Trường Trầu giúp ông Phúc, cha
thằng Nhạc. Nó khỏe như voi nên làm rất được việc. Những thúng trầu
nguồn, những bao muối lớn được bốc lên dỡ xuống thuyền nhẹ nhàng như
nó bưng chén cơm vậy. Nó làm việc rất siêng năng, hết việc của ông Phúc
giao, nó lại sẵn sàng phụ giúp những người khác một cách nhiệt tình và vui
vẻ nên mọi người ở bến ai cũng thương. Từ một đứa trẻ ngỗ nghịch phá
phách, nay trở thành một đứa trẻ ngoan khiến nó cảm thấy rất vui nên tối
nào cũng về khoe với mẹ chuyện ở bến hết. Nó bỗng nghiệm ra rằng, làm
đứa trẻ phá phách có niềm vui của lúc phá phách, nhưng làm đứa trẻ tốt,
giúp được mình, được người thì niềm vui càng lớn hơn. Nguyễn thị từ khi
thấy con thay tính đổi nết, bà mừng còn hơn lúc xưa chồng bà bắt được
vàng. Đêm đêm bà thường cầu khấn Trời Phật cho đứa con của mình trở