ÉN LIỆNG TRUÔNG MÂY - TẬP 2 - Trang 41

Rằm tháng bảy, năm Bính Dần 1746, đời Lê Hiển Tông Cảnh Hưng

năm thứ 7.

Nhân việc mỏ vàng Kim Sơn năm ngoái mang về cho quốc khố một

lượng rất lớn nên quan ngoại tả Trương Phúc Loan và một số đại thần dâng
biểu tâu rằng mùa lễ Vu Lan năm nay nên lập đàn cúng tế để tạ ơn trời đất,
mở kho chẩn bần cũng như khuyến khích dân chúng trong nước nhớ đến
mùa đại lễ báo hiếu. Võ vương đẹp ý bèn chuẩn tấu. Các triều thần đề nghị
việc cúng tế nên làm ở chùa Thiên Mụ, giao cho thiền sư Minh Giác và sư
đệ là Vô Danh thiền sư phụ trách. Võ vương cũng muốn gặp mặt Vô Danh
thiền sư để tỏ lời ngợi khen thầy trò ông nhưng biết Vô Danh thiền sư rất ít
khi chịu xuất hiện trước nơi đông người nên đã đích thân hạ chiếu, cho
người mang vào tận Bích Khê để triệu thỉnh. Vô Danh thiền sư không thể
từ chối đành phải theo thuyền của phủ Chúa ra Phú Xuân để cùng sư huynh
lo việc đăng đàn chẩn tế.

Đại lễ Vu Lan năm đó được triều đình tổ chức trọng thể, Võ vương

cho mở kho cấp phát cho những kẻ nghèo khó, bọn ăn mày khắp đất nước.
Thật là một ngày hội lớn của quốc gia. Sau khi đại lễ hoàn tất, Vô Danh
thiền sư định rời Phú Xuân trở về Bích Khê thì quan ngoại tả Phúc Loan đã
đích thân đến gặp. Quan ngoại tả khẩn khoảng:

- Không dễ mấy khi được gặp thiền sư, nay nhân cơ hội hiếm có này

dám mong thiền sư ghé đến tư gia phóng bút đề cho mấy chữ để lưu truyền
lại cho con cháu đời sau. Đó là phúc ba đời của họ Trương chúng tôi vậy.

Vô Danh thiền sư thấy quan ngoại tả đích thân tìm đến năn nỉ nên

không tiện từ chối. Ông nói:

- Quan ngoại tả đã nhờ, bần tăng đâu dám chối từ.

Phúc Loan mừng rỡ bèn mời thiền sư lên xe ngựa về tư dinh của mình

ở mé sông Hương, cách chùa Thiên Mụ không xa. Dinh thự họ Trương mấy

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.