kỳ hương, tri kỳ ảo và tri kỳ linh. Tri kỳ ảo tức là thấy được sự huyền ảo
của rượu qua sự phối hợp bởi vị và hương của nó. Chính chất men, tinh thể
nước và cách chưng cất đã làm cho rượu có sự biến ảo từ vị, hương đến
cảm giác của người biết thưởng thức nó. Từ những sự biến ảo đó, rượu đã
có linh hồn. Linh hồn của rượu là sự tích tụ những tinh hoa của thiên nhiên
có từ cây trái hoa quả, hợp với linh khí của đất trời qua sự hấp thụ âm
dương nhị khí và ngũ hành tinh thể. Chỉ có những bậc Tửu Thánh mới có
thể nhận ra cái linh hồn của rượu. Hay nói đúng hơn, linh hồn của rượu đã
hòa nhập vào linh hồn của họ, làm thăng hoa tâm hồn họ. Đó là tri kỳ linh.
Cho nên trong bốn thứ: tửu, nguyệt, phong, hoa, tức là rượu, trăng, gió và
hoa thì rượu được xếp hàng đầu. Cổ nhân đã nói:
“Tự cổ thánh hiền giai tịch mịch
Duy hữu ẩm giả lai kỳ danh.”
(Xưa nay các bậc thánh hiền đều yên lặng
Chỉ có người uống rượu là để lại tên tuổi.)
Cung Bản Vũ Tùng lên tiếng hỏi:
- Như thế cách thức uống rượu của ba bậc kia có khác nhau không?
Trần Lâm đưa mắt nhìn Lưu Phương Tích, chàng ta sửa lại thế ngồi ngay
ngắn, tay phe phẩy cây quạt rồi lên tiếng đáp:
- Có chứ.
Vũ Tùng nâng chung rượu mời Phương Tích, hỏi tiếp:
- Khác nhau thế nào?
- Hạng tục tửu thì bạ đâu uống đấy. Gặp chén uống chén, gặp ly uống ly,
gặp vò uống vò. Họ uống không cứ bạn bè, thân sơ, được uống là cứ uống.
Không được uống cũng tìm đủ mọi cách để có uống. Uống cho đã cơn
ghiền, uống cho say mèm rồi bạ đâu nằm lăn ra đó, bất kể xó chợ đầu hè.
Uống rượu như họ thường được gọi là “ngưu ẩm”. Hạng thường tửu có
cách uống khác hơn một bậc. Cuộc rượu của họ đôi khi cũng lắm hình thức,
kiểu cách và trang trọng. Có những cuộc rượu được chuẩn bị rất lâu, rất
công phu chỉ để chờ xem một đóa quỳnh nở trên cành dao trong một đêm
trăng sáng, hay để ngắm nhìn một chậu lan quí đang nở rộ. Chủ và khách
đều phải ăn mặc chỉnh tề, không khí trang trọng, rượu thật ngon và chén