của mình không phải không có đạo đức. Tôi nghĩ đây chỉ là một cách
thức tôi la ó phản đối mãnh liệt đối với phần tử trí thức đầy
thành kiến trong xã hội mà thôi. Do đó, có lẽ lúc ấy tôi đã có cảm
tình đặc biệt với sự ngược đãi - hay sự thành công với tư cách nhà thơ
của mình. Rốt cuộc thơ của tôi có đáng nhận được sự hâm mộ và tôn
kính của quần chúng không? Quần chúng hâm mộ thơ của tôi, lẽ
nào là vì tôi sớm nhìn rõ thói xấu của xã hội, đồng thời hùa theo
chế nhạo thói xấu đó sao? Mọi người nói thơ của tôi đạt tới mức
“tĩnh lặng của vũ trụ”. Cũng có người nói đó là do tôi đã kiên quyết
trừ bỏ dục vọng của thế tục, luôn chỉ chú tâm vào quá trình làm thơ
gian khổ dài dằng dặc để đạt được thành tích huy hoàng. Từ xưa
đến giờ tôi sống cuộc sống một mình như của một người tu đạo,
chưa viết tạp văn bao giờ, sự thực này đương nhiên cũng có thể trở
thành giai thoại để mọi người ngợi khen không ngớt. Xét từ lập
trường của tôi, những nhận xét, đánh giá đó chỉ là kết quả của những
đầu óc lanh lợi phụ họa với chiến lược của tôi mà thôi. Do đó, tôi
thường ngồi một mình tự lẩm bẩm:
“Nếm trái đắng đi!”
Khi tôi bước sang lục tuần cũng thế, câu “nếm trái đắng đi”
ấy là nhằm vào một bộ phận trí thức đầu óc sáng láng biết cách
giúp quần chúng sùng bái tôi. Nhưng cuối cùng sự thay đổi kỳ quái
vẫn xảy ra. Tôi ý thức được, từ lúc 65 tuổi trở đi, câu “nếm trái đắng
đi” ấy đã chuyển mũi dùi quay lại nhằm vào tôi. Đối với những
câu thơ của mình, tôi cũng bảo “nếm trái đắng đi”, hay với chính
bản thân tôi cũng vậy, tôi cũng nói “nếm trái đắng đi”. Đây là sự
nhận thức, trào phúng, mỉa mai tột bậc của tôi. Chẳng hạn, tôi thường
rơi vào tình trạng kích động như thế này: tôi vô cùng muốn hét to
lên rằng bút danh Lee Joek-yo chẳng qua cũng chỉ là công cụ mang
tính chiến lược mà thôi, thậm chí ngay cả việc tôi sống một mình