mặt báo, thì e rằng cháu không thể tiếp tục học đại học được nữa.
Ngay cả cái cái tên gọi thiếu nữ H đã khiến cháu cảm thấy sợ đến
phát nôn rồi. Cháu ghét H, ghét luôn cả thiếu nữ. Biết đâu cháu
lại còn muốn cả chết nữa. Cách gọi đó khiến cháu như muốn
phát nổ.”
Cô ấy còn dùng những từ ngữ lần đầu tiên tôi nghe thấy, nghe
có vẻ như tâm trạng đang không được tốt, nhưng lúc này không phải
lúc để hỏi những lời này ý là gì.
Tuy tiếng cô ấy rất nhỏ, nhưng rất kiên định: “Cho nên, luật
sư, việc thừa kế nhuận bút tác giả của ông cháu cũng muốn từ bỏ.
Chú hãy dùng nó vào việc khác đi. Nói tóm lại, tất cả nội dung gì liên
quan đến cháu, hãy xóa bỏ hết đi, cháu không muốn lại phải
xuất hiện trên các báo lần nữa... Nếu chú chấp thuận, bây giờ
cháu sẽ giao lại toàn bộ tài liệu của thầy Seo Ji-woo cho chú.” Xét từ
lập trường của cô ấy, đây là yêu cầu rất tự nhiên.
Tuy một số dư luận đưa tin rằng nhà thơ Lee Jeok-yo đã viết di
chúc để lại số tiền nhuận bút cho người thừa kế là thiếu nữ H,
nhưng so với danh tiếng của nhà thơ thì số tiền nhuận bút ấy
chẳng đáng là bao. Chẳng qua sau khi nhà thơ mất, bán được thêm
một chút mà thôi, và sáu tháng sau đấy hầu như cũng không tái
bản. Đây cũng chính là hiện thực về nghề sách vở của chúng tôi.
Ngay cả một số độc giả vô cùng yêu thích và tôn thờ nhà thơ chẳng
qua cũng chỉ sưu tầm một hai tập thơ của ông, hay chỉ đọc một số
bài thơ trên báo và trên mạng mang tính trích dẫn mà thôi. Và điều
đó cũng có thể nói, cô ấy hoàn toàn chẳng thể có thu nhập gì lớn ở
đây, ngược lại nếu trở thành thiếu nữ H, cô ấy sẽ trở thành chủ
đề bàn tán quanh bàn trà của tất cả mọi người.
“Tôi đồng ý!” Sau một hồi tôi nói: “Không ngờ cô lại phải chịu
sự tổn thương lớn đến vậy. Tôi xin lỗi. Tôi đồng ý, không để báo chí