Thứ duy nhất tôi có thể dựa vào chỉ là một chiếc đèn mà thôi.
Tôi nghĩ, cuộc sống lúc đầu của tôi chẳng phải như thế này sao?
Phần lớn những năm tháng tuổi trẻ của tôi đến một chiếc đèn
cũng không có, cứ thế sống trong cảnh không ánh đèn mà lao vào
cuộc đời. Một mình tôi đi suốt cuộc đời. Đến tuổi trung niên, thơ
chính là ngọn đèn của tôi. Không biết đèn lúc nào tắt, chẳng ai
buồn thay pin cho nó. Tôi thường ghét cay ghét đắng cái con người
lựa chọn con đường thơ của mình. Không thể viết ra nổi loại thơ gì
có hồn cả, chẳng qua chỉ là mấy bài thơ giống như thứ rượu độc.
Cũng đã nhiều ngày tôi trăn trở, liệu mình có nên từ bỏ hay không.
“Thơ trong tù là những vần thơ bạo động, thơ bên cửa sổ bệnh
viện là sự hy vọng đang rực cháy bừng bừng” – đây là câu nói của nhà
thơ Pháp – Baudelaire
. Ông ta thật gian trá và xảo quyệt, vì thế tôi
thường nguyền rủa ông ấy. Bụng thì đói mà chân vẫn bước đi trong
đêm, bất giác tôi nghĩ tới rất nhiều lối rẽ sai lầm đã đi qua trên
danh nghĩa nhà thơ. So với những cái đó, thì con đường đêm của
Jirisan kỳ thực chẳng là gì cả. Bầu trời dày đặc sao. Tôi cũng từng có
lúc mềm lòng mà rơi lệ. Bàn chân phồng rộp, chân thì nặng nề
như có ngàn cân treo.
Đêm ngày thứ hai, tôi bị lăn từ một nơi trên đỉnh của Kyoungsan
xuống sườn núi, mi mắt bị cứa rách. Trèo lên đến đỉnh
Cheonwangbong, vượt qua phiến đá to, khi đến trạm xe bus giữa
núi thì đã bước sang ngày thứ tư. Tôi mệt mỏi, kiệt sức đến nỗi
không còn sức để lái xe nữa. Cho dù vậy, phương tiện có thể đi cũng
chỉ còn chiếc Komado cũ nát đó, “con lừa” của tôi mà thôi.
Tôi ngồi xe bus đến trạm Nogodan. Rồi lái “con lừa” già rời
khỏi núi Jirisan. Khi trên đường xuống men theo sông Seomjingang
về hướng chân trời, trên con đường với những hàng cây tuyệt đẹp,
trong tim tôi bất chợt lóe lên một tia ánh sáng hy vọng mới. Một