đang ngồi vây quanh với nhau. Không hiểu có phải là do ánh nến
mà trông họ đều trạc tuổi Eun-kyo.
“Ông già kia làm gì vậy!” Hình như tôi nghe thấy họ thì thầm.
Tôi cảm nhận được sự bài xích mạnh mẽ trong sảnh lớn này, cứ
như tôi là một “chú lừa già” đến “nhân gian” để chiếm vị trí vậy. Mà
thực tế chúng tôi không biết để mắt đi đâu cả, chỗ nào cũng là
cảnh khiến chúng tôi chán chường uể oải.
“Cháu… thực sự từ sáng cháu đã muốn ăn canh khoai tây rồi.
Ông nội, chúng ta đi ăn canh khoai tây đi.” Eun-kyo dứt khoát đứng
lên, kéo tay áo tôi lôi đi.
Không có cách nào khác, tôi cũng đành đứng lên. Lúc này, chỉ có
rời đi mới là con đường sống của tôi.
Tôi cố hết sức điều chỉnh lại tâm lý, đây đâu phải lần đầu tôi
gặp phải những chuyện như này chứ. Nếu không có Eun-kyo ở đó, có
lẽ không cần phải nói tới câu thứ hai tôi đã đi ra rồi. Eun-kyo ái
ngại nhìn sắc mặt tôi.
“Ở gần trường cháu có một nhà hàng bán canh khoai tây ngon
lắm. Cháu từng đến đó ăn rồi, họ cũng cho nhiều xương lắm.”
Cô bé cố ý nói to.
“Được rồi, đi ăn canh khoai tây vậy.” Tôi trả lời.
Dù là vậy, chuyện này vẫn gây cho tôi nỗi đau sâu sắc. Giữa tôi và
những người trẻ tuổi trong quán cà phê có một đường ranh rới
nghiêm ngặt hơn cả chiến tuyến trong chiến tranh. Sao tôi không
biết chỗ nối liền các thế hệ chứ? Bất luận là cổ kim hay trong
ngoài, chỗ nối ấy cũng đều tồn tại. Nhưng tôi không yêu cầu
làm bạn với họ, cũng không muốn xen vào giữa bọn họ, đứng cùng