mình vào thế khó. Giờ thì làm sao họ có thể chứng minh được quyết tâm bảo
vệ danh dự quốc gia khỏi “sự khiêu khích có chủ ý”?
Đài Loan là vấn đề khuấy động những tình cảm dân tộc chủ nghĩa mãnh
liệt ở Trung Quốc. Người Nhật chiếm hòn đảo này làm thuộc địa từ năm
1895 đến 1945 khi Trung Quốc chưa đủ sức kháng cự. Đây là thời kỳ mà
sách giáo khoa của CHND Trung Hoa miêu tả là “bách niên quốc sĩ”. Từ
năm 1949, khi nội chiến kết thúc với sự thắng lợi của phe Cộng sản và Quốc
dân Đảng bị đánh bại chạy sang Đài Loan, học sinh Trung Quốc đã được
dạy rằng thế kỷ tủi nhục rốt cuộc sẽ kết thúc chỉ khi Đài Loan trở về với Đại
lục.
Đa phần người Trung Quốc ở trong nước hay nước ngoài tin rằng nếu chế
độ Cộng sản cho phép Đài Loan chính thức tuyên bố độc lập mà không
chiến đấu chống lại, thì sự phẫn nộ của công chúng sẽ làm sụp đổ chế độ.
Các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự Trung Quốc biết rất rõ rằng Hoa Kỳ,
mặc dù không có ràng buộc pháp lý nào phải can thiệp, đã cam kết về mặt
đạo đức và chính trị là sẽ giúp Đài Loan tự vệ. Họ cũng hiểu rằng nền kinh
tế đang bùng nổ của Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên nếu có bất cứ
xung đột quân sự nào với Đài Loan và Hoa Kỳ xảy ra. Mặc dù vậy, họ sẽ
dùng vũ lực để tránh làm công chúng trong nước bẽ mặt nếu điều này quyết
định đến sự tồn vong của chính họ.
Sau khi tham vấn với ngoại trưởng, tôi gọi cho ủy ban An ninh Quốc gia.
Chúng tôi nhất trí là tổng thống nên điện ngay cho chủ tịch nước Trung
Quốc để khuyên can ông ta không huy động quân sự hay công khai đe dọa
Đài Loan. Bỏ qua việc sử dụng kênh ngoại giao, Hoa Kỳ phải tiếp cận trực
tiếp với lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc, người chịu sức ép từ cả ở trong
nước và quốc tế. Và chỉ có tổng thống Hoa Kỳ mới có thể nói chuyện với
chủ tịch nước Trung Quốc. Về phía mình, Hoa Kỳ sẽ đứng ra thuyết phục và
yêu cầu Đài Loan không được động binh và trao trả phi hành đoàn của Đại
lục ngay lập tức.
Mọi thứ đã quá muộn. Tình báo Hoa Kỳ cho hay Trung Quốc đã huy động
không chỉ lực lượng quân sự chính quy mà cả các lực lượng an ninh nội địa.