chỉ đứng sau Hoa Kỳ, Nhật Bản và Đức. Theo ước tính sử dụng phương
pháp “sức mua tương đương”, điều chỉnh theo sự khác biệt giá cả hàng hóa
ở mỗi nước, Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Hoa
Kỳ.
Trung Quốc đã trở thành công xưởng sản xuất của thế giới, giống như đế
quốc Anh cuối thế kỷ 19. Quốc gia này đã trở thành nước sản xuất thép lớn
nhất, chiếm 1/3 sản lượng của cả thế giới. Tổng sản lượng hàng hóa chỉ
đứng sau Hoa Kỳ và Nhật Bản. Các nhà máy ở Trung Quốc - nhiều trong số
này do các công ty nước ngoài sở hữu - sản xuất 2/3 số máy photocopy, lò vi
sóng, đầu DVD và giày dép cho thế giới. 40% hàng tiêu dùng mà người Mỹ
nhập khẩu là sản xuất ở Trung Quốc. Nếu mỗi người Mỹ liệt kê danh sách
quần áo, đồ đạc và thiết bị trong nhà thì có thể thấy rằng phần nhiều được
sản xuất tại Trung Quốc với giá rẻ hơn đồ chúng ta có 20 năm trước đây,
trước khi Trung Quốc bắt đầu sản xuất chúng. (Chẳng hạn như tôi rất mừng
là các giảng viên đại học giờ có thể mua khăn casmia, vốn từng là một món
đồ xa xỉ.)
Đáng chú ý nhất là Trung Quốc đã vượt qua Hoa Kỳ, trở thành nhà xuất
khẩu sản phẩm công nghệ thông tin và truyền thông lớn nhất thế giới như
điện thoại di động, máy tính xách tay và máy ảnh kỹ thuật số. Trung Quốc
cũng là nhà sản xuất phần cứng máy tính lớn nhất, mặc dù phần mềm vẫn
còn phát triển ì ạch. Bất chấp khó khăn trong việc đáp ứng những tiêu chuẩn
phương Tây, xe hơi Trung Quốc do hãng Brilliance Trung Quốc sản xuất
đang tiến vào thị trường châu Âu, và một hãng sản xuất ô tô khác của Trung
Quốc, Chery Automobile, đã lên kế hoạch xuất xe vào thị trường Hoa Kỳ.
(Xu hướng này nhắc ta nhớ lại làn sóng nhập khẩu ô tô Nhật Bản vào Hoa
Kỳ những năm 1970.)
Là nước từng phát minh ra thuốc súng, giấy và compa, Trung Quốc đang
khôi phục di sản sáng tạo công nghệ của mình. Hiện khả năng của Trung
Quốc vẫn còn đứng sau Hoa Kỳ và Nhật Bản nhưng quốc gia này đang cố
gắng bắt kịp một cách nhanh chóng. Năm 2004, Trung Quốc có 800.000 nhà
khoa học và kỹ sư tốt nghiệp trong nước, gần gấp đôi Hoa Kỳ. Các kỹ sư