Tính toán trong nước
Khi Giang Trạch Dân lần đầu tiên đặt chân đến Bắc Kinh, giới chính trị
chóp bu vẫn đang bất đồng về cách thức bảo vệ chế độ sau cú hút chết từ sự
kiện Thiên An Môn và sự sụp đổ của Liên bang Xô viết. Những người trung
thành khôi phục lại sự ủng hộ của thanh niên đối với Đảng Cộng sản Trung
Quốc, hướng vào các mục tiêu đe dọa là chủ nghĩa tư bản phương Tây và
các giá trị phương Tây. Họ coi Hoa Kỳ là kẻ thù đang muốn xóa bỏ Đảng
Cộng sản Trung Quốc như đã từng làm với Liên bang Xô viết - ra sức phá
hoại bằng cách thúc đẩy “diễn biến hòa bình”.
Cuộc biểu tình trên quảng trường Thiên An Môn cho thấy sinh viên Trung
Quốc giữ quan điểm tích cực về nền dân chủ Hoa Kỳ. Biểu tượng của phong
trào sinh viên là tượng Nữ thần Dân chủ cao bảy mét, mô phỏng theo bức
tượng Nữ thần Tự do tại cảng New York được sinh viên đưa đến quảng
trường vài ngày trước khi Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đưa xe
tăng với đạn đã lên nòng vào phá hủy.
Mặc dù Đặng Tiểu Bình là người chủ trương bình thường hóa quan hệ
ngoại giao với Hoa Kỳ năm 1979, nhưng ông chẳng có một chút tình cảm cá
nhân nào với Hoa Kỳ, đặc biệt sau sự kiện Thiên An Môn. Đặng Tiểu Bình
cho là có bàn tay của Washington đằng sau phong trào sinh viên đòi dân chủ.
Là người có tư tưởng thực tế, ông cũng tin rằng sự tồn tại của chính thể này
dựa trên việc đem lại công ăn việc làm và tạo ra điều kiện sống tốt hơn cho
nhân dân. Nền kinh tế Trung Quốc ngày càng trở nên quốc tế hóa nhiều hơn
và phụ thuộc vào thương mại, đầu tư của Hoa Kỳ. Kêu gọi mọi người ghét
Hoa Kỳ và khuấy động phản ứng chống Hoa Kỳ chỉ gây nguy hại đến tiến
bộ kinh tế và ổn định chính trị của Trung Quốc. Chiến thắng chóng vánh của
quân đội Hoa Kỳ với vũ khí quân sự công nghệ cao chống Iraq trong chiến
dịch Bão táp Sa mạc năm 1991 càng khẳng định quan điểm phản ứng thái
quá với Hoa Kỳ là tự sát. Năm 1991, họ Đặng đã cho thấy sự cẩn trọng khi