phát biểu: “Chúng ta nên kiên quyết chú trọng xây dựng kinh tế và tiếp tục
theo hướng này trừ khi có một cuộc tấn công lớn từ nước ngoài... chúng ta
không nên sợ diễn biến hòa bình.”, được họ Đặng định hướng, các quan
chức đã chỉ đạo báo chí năm 1991 không sử dụng những từ ngữ nặng nề
chống lại Hoa Kỳ hoặc công kích đích danh các lãnh đạo Hoa Kỳ.
Cuối cùng thì chiến dịch giáo dục lòng yêu nước đã chĩa mũi nhọn vào
Nhật Bản thay vì Hoa Kỳ vì những rủi ro trong cuộc xung đột với Hoa Kỳ là
quá cao. Sách giáo khoa dạy về lịch sử Hoa Kỳ từ thời Mao được viết như
thể do Karl Marx viết, như chuyện bóc lột tư bản đối với tầng lớp lao động,
dân đen đến người nghèo. Nhưng những bài học lịch sử Hoa Kỳ được dạy
trên lớp không bao giờ có tác động như những câu chuyện cay đắng về thời
Nhật Bản chiếm đóng mà những người trẻ học được từ ông bà và cha mẹ.
Tuy nhiên, giáo dục lòng yêu nước càng củng cố thêm một mối nghi kỵ nói
chung về các ý đồ của nước ngoài đối với Trung Quốc, và theo đó mối nghi
kỵ này lại lan tràn trong dư luận về Hoa Kỳ.
Ngay trong hàng ngũ Đảng Cộng sản, những động thái nhằm cải thiện
quan hệ với Hoa Kỳ của Chủ tịch Giang Trạch Dân cũng vấp phải sự phản
đối của Thủ tướng Lý Bằng, người mà phía Hoa Kỳ đặt tên là “đồ tể Bắc
Kinh” vì vai trò của ông trong vụ dẹp loạn tại Thiên An Môn. Giang Trạch
Dân không nắm được thế tuyệt đối trong chính sách đối ngoại mãi đến năm
1997 khi Lý Bằng thôi giữ chức thủ tướng sau hai nhiệm kỳ và trao lại vai
trò điều hành Tiểu ban Lãnh đạo công tác đối ngoại cho Giang Trạch Dân.
Thậm chí sau đó, họ Lý vẫn ngồi trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị và có
tiếng nói quan ngại về Hoa Kỳ cho đến khi ông ta cùng nghỉ hưu với Giang
năm 2002. Trong quá trình chuẩn bị cho chuyến thăm Trung Quốc của Tổng
thống Clinton năm 1998, Phó Thủ tướng Tiền Kỳ Tham cố tình sắp xếp cuộc
gặp quyết định các vấn đề mấu chốt khi Lý Bằng đi công tác nước ngoài -
theo lời một cố vấn chính sách.
Ban Tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn hoạt động theo lối
Chiến tranh Lạnh, luôn miệng đả phá cái họ gọi là “chủ nghĩa bá quyền”
Hoa Kỳ. Đối với người Trung Quốc, “chủ nghĩa bá quyền” ám chỉ mong