GÃ KHỔNG LỒ MẤT NGỦ - Trang 375

Nhượng bộ Washington, nhưng không nhượng

bộ vấn đề nhân quyền

Mặc dù vấp phải những sức ép này ở trong nước, các nhà lãnh đạo Trung

Quốc đã có một số nhượng bộ đáng kể nhằm cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ
trong suốt thập niên 1990, đặc biệt là các vấn đề đáng quan ngại như không
phổ biến vũ khí hạt nhân và tên lửa, mà dư luận Trung Quốc vốn không mấy
quan tâm. Với tư cách là một trong năm cường quốc hạt nhân được thừa
nhận, Trung Quốc ngày càng ủng hộ chính sách không phổ biến hạt nhân.
Trung Quốc cũng bắt đầu nhận thức ra những lợi ích an ninh của chính mình
với tư cách là một nước nhập khẩu dầu mỏ bị đe dọa bởi những thương vụ
bán tên lửa và hạt nhân cho những nước như Iran. Điều đó giống như tiếp
tay cho khủng bố và gây ra bất ổn cho khu vực Trung Đông. Các nhà đàm
phán Hoa Kỳ đã sử dụng hiệu quả lời đe dọa gia tăng cấm vận để đạt được
những cam kết mới từ Trung Quốc đối với vấn đề không chuyển nhượng
công nghệ tên lửa và hạt nhân cho các nước như Pakistan và Iran. Trong quá
trình chuẩn bị cho chuyến thăm cấp nhà nước của Giang Trạch Dân sang
Hoa Kỳ năm 1997, Ngoại trưởng Tiền Kỳ Tham đã làm Ngoại trưởng
Madeleine Albright ngạc nhiên và vừa lòng khi chấp thuận yêu cầu của Hoa
Kỳ ngừng bán tên lửa hành trình chống hạm (dù không bị ràng buộc bởi bất
kỳ nguyên tắc quốc tế nào) cho Iran chỉ bởi vì chúng đe dọa các tàu hải quân
Hoa Kỳ tuần tiễu trên vịnh Ba Tư. Trung Quốc cũng nhất trí chấm dứt mọi
hợp tác hạt nhân với Iran dù Hiệp ước Cấm phổ biến Vũ khí Hạt nhân không
bắt buộc phải làm như vậy.

Trong thập niên 1990, Quốc hội Hoa Kỳ bắt đầu khẳng định vai trò của

mình không chỉ trong các vấn đề đối nội mà cả các vấn đế đối ngoại, trong
đó chính sách với Trung Quốc được coi là một trường hợp tiêu biểu. Một khi
nguy cơ về hạt nhân giảm đi, Quốc hội không còn nhiều lý do để chiều theo

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.