Cho mê man chết điếng cả làn da
Cứ để ta ngất ngư trong vũng huyết
Trải niềm đau trên mảnh giấy mong manh
Đừng nắm lại hồn thơ ta đang xiết
Cả lòng ai trong mớ chữ rung rinh...
(Rướm máu)
Nếu xem điên là một trạng thái sáng tạo mãnh liệt, giây phút sáng láng
của hồn thơ, thì thực chất bài thơ Rướm máu khẳng định: Thơ ra đời từ một
trạng thái “quay cuồng”, “ngất ngư” không gì kiềm chế nổi. Thơ khởi phát
từ trạng thái xuất thần, từ “đáy tâm linh”. Ngôn ngữ tâm linh, ngôn ngữ nội
tâm trong cảnh giới sáng tạo của thi sĩ hóa thân tự nhiên thành ngôn ngữ
thơ. Chính cảnh ngộ đau thương hiện thực và tâm thức cái chết đương liền
kề đã đem lại “cái rung động sung sướng” cho thi sĩ (Nghệ thuật là gì?).
Trạng thái “điên” trong thơ Hàn Mạc Tử gần với khoảnh khắc “quên” kì
diệu của thơ Thiền. Người làm thơ “không có thì giờ nghĩ về mình”, anh ta
như bị thôi miên, lạc vào cõi huyền diệu, khám phá ra “cái siêu tôi”. Hàn
Mạc Tử khẳng định: “Tôi làm thơ... nghĩa là tôi phản lại tất cả những gì mà
lòng tôi, máu tôi, hồn tôi đều hết sức giữ bí mật... tôi mất trí, phát điên”
(Tựa Thơ điên). Thi sĩ họ Hàn coi trọng tiềm thức, vô thức, chủ trương một
lối viết tự động. Thi sĩ “để mặc cho giai âm rên rỉ”, khẩn khoản với mọi
người: “Đừng nắm lại hồn thơ ta đang xiết...” rồi dứt khoát khẳng định
“không ai ngăn cản được tiếng lòng tôi”. Theo tôi, lối viết tự động ở Hàn
Mạc Tử khá gần gũi với lối viết tự do đã được André Breton đề xướng từ
năm 1929 trong “Tuyên ngôn thứ nhất” và bản “Tuyên ngôn thứ hai của chủ
nghĩa siêu thực”
. Thêm một bài học ở đây: cái tôi được kiến tạo bởi một
cơ chế tâm lý - sáng tạo riêng có ở mỗi chủ thể phát ngôn, nó ra đời cùng
lúc với văn bản, lời nói, chứ không phải là sản phẩm có sẵn, có trước, ở
phía bên kia văn bản.
4. Cách tân từ quan niệm mới về thể loại
Bằng chứng đáng tin cậy nhất của sự sáng tạo đổi mới chính là diện mạo
của tác phẩm trong đời sống văn học. Muốn cách tân thơ, nhà thơ cần hình