Hàn Mạc Tử không biến mình thành “cây đàn độc điệu”, không chịu
buông neo một chỗ. Ông tìm mọi cách tự vượt mình trong nhiều lối thơ tân
kì. Thơ Hàn Mạc Tử không vẽ vời hình thức thơ ca, mà đổi mới từ trong cốt
tủy. Không ai giống Hàn Mạc Tử trong bản hòa âm độc đáo ấy. Tôi xem thơ
Hàn Mạc Tử hiện đại nhất, dị thường nhất. Vương Trí Nhàn nói: “Trước
mắt chúng ta có một giọng thơ độc đáo không chia sẻ âm hưởng với ai
hết”
. Thơ Hàn Mạc Tử đại diện cho một khuynh hướng thơ độc đáo, với
nhiều tìm tòi táo bạo. Có thể tìm thấy điệu thơ của Xuân Diệu, Vũ Hoàng
Chương, Thế Lữ, Đinh Hùng... trong hồn thơ Hàn Mạc Tử. Nhưng để tìm
thấy một bản sao nguyên cảo “lối thơ điên” nữa, thì thật khó thay!
3. Hàn Mạc Tử tiếp nhận để cách tân thơ
Không phải ngẫu nhiên, khi Thơ mới nở rộ, đạt nhiều thành tựu cao, thì
trường phái thơ tượng trưng được chào đón nồng nhiệt hơn cả. Baudelaire
trở thành “đường viền” của sáng tác thơ ca. Ngôi sao Thế Lữ bị lu mờ, bởi
“nguồn thơ Thế Lữ đã cạn không đi kịp thời đại” (Hoài Thanh). Thế Lữ đến
với Baudelaire khá muộn. “Nguyễn Bính chỉ còn thiếu một hiểu biết Tây
học nên không thành nổi nhà thơ đầu đàn.”
Như vậy, có trường hợp tiếp
nhận để cách tân thơ.
Hàn Mạc Tử tiếp nhận những gì? Thơ Mallarmé gắn bó với âm nhạc.
Thơ Hàn Mạc Tử cũng có bản hòa âm huyền ảo của: “ánh sáng (...) tiếng
suối (...)”. Thi pháp của Apollinaire gắn bó với hội hoạ. Thi sĩ họ Hàn
thường lấy chất liệu màu sắc để tạo nên thế giới thơ. Chủ nghĩa tượng trưng
cho rằng: sáng tạo thơ ca tương đồng với sự sinh sôi của tạo hóa. Thi sĩ Hàn
Mạc Tử cũng muốn nắm được cái huyền diệu của thơ, của tạo vật. Nhà thơ
hăm hở “đi khơi mạch thơ ở Đức Chúa Trời” (Quan niệm thơ), và coi nghệ
thuật là “tác phẩm của trời đất” (Nghệ thuật là gì?).
Theo tôi, đỉnh cao thơ Hàn Mạc Tử, đóng góp lớn nhất của thi sĩ là ở
mảng thơ tượng trưng và chớm siêu thực, tạo nên vũ trụ thơ Hàn Mạc Tử
đặc sắc nhất, vẻ vang nhất, “kì dị” nhất bắt đầu từ Đau thương. Ngay từ
Đau thương, kiến trúc ngôn từ đã đồng nhất với cảnh chiêm bao vô thức.
Thi sĩ “siêu hóa những ước mơ không được thỏa mãn”: