kiện cần thiết để ý thức đổi mới văn học đơm hoa kết trái. Một số “cánh
chim đầu đàn” chưa mạnh dạn theo đuổi đường bay mới. Số ít táo bạo hơn
trong cách nghĩ, cách làm thì gặp không ít trở ngại, thậm chí “bị thương”.
Kẻ hậu sinh cầm cây bút lên, thấy vết thương cũ của người năm ấy chưa
lành, vết thương mới lại xuất hiện, thì cũng dè dặt lắm.
Thơ Việt Nam giai đoạn 1930-1945 chứng kiến: nhiều thi nhân tìm đến
Baudelaire, Mallarmé, Verlaine chẳng khác gì tìm kiếm một lối thoát cho
những bế tắc về tư tưởng, về nghệ thuật biểu hiện, lối viết. Số còn lại đón
nhận nồng nhiệt Baudelaire để tiếp sức cho công cuộc cách tân thơ bền bỉ.
Thế Lữ, người đầu tiên tuyên bố cuộc sống thoát li cũng tìm đến Baudelaire
hòng giữ địa vị bá chủ của mình trong Thơ mới. Xuân Diệu, Huy Cận đều
tiếp nhận dè dặt tinh thần sáng tạo của Baudelaire - “ông tổ tượng trưng” và
Verlaine, một đại biểu xuất sắc của trào lưu đó. Chịu ảnh hưởng đậm nét
của Baudelaire, Edgar Poe, Mallarmé, Valéry phải kể đến Hàn Mạc Tử và
Chế Lan Viên. Xem ra, cách tân thơ liên quan mật thiết với “con người tư
tưởng”. Hàn Mạc Tử đến với thơ tượng trưng từ bao giờ? Năm 1936, tập
Gái quê ra đời. Thi sĩ họ Hàn trút bỏ phong vận Đường thi từ đấy (Lệ
Thanh thi tập). Cùng năm đó, Trường thơ Loạn được thành lập, Hàn Mạc
Tử giữ vai trò chủ soái. Tập thơ Gái quê với tính cách tượng trưng của nó
đã đóng vai trò như một bước đệm trong hành trình sáng tạo của Hàn Mạc
Tử. Như vậy, có một bài học sáng tạo ở đây: nhà thơ cần làm mới con người
tư tưởng ở mình, trước khi muốn làm mới văn chương. Để làm mới được, dĩ
nhiên không thể thiếu bản lĩnh.
Cách tân thơ càng trở nên có ý nghĩa và tạo thành “vệt đậm”, thành
“trường phái” khi có một nhóm người cầm bút cùng nhau theo đuổi một lối
viết. Số phận của công cuộc cách tân thơ một phần phụ thuộc vào “cánh
chim đầu đàn”, phần nữa do các thành viên cùng chí hướng quyết định.
Ta thấy, mọi ý đồ cách tân thơ đều không mấy dễ dàng thành công. Ban
đầu, “người thơ” thường chịu sự ghẻ lạnh, hắt hủi, mạt sát của người đời, vì
cái mới-cái lạ kia phá vỡ trạng thái lặng lẽ sống, lặng lẽ viết của họ, phá vỡ
những gì họ đang bám víu. Sau nữa, giả định khuynh hướng sáng tác mới
chứng minh được “lí do tồn tại tất yếu của mình”, nó sẽ có chỗ đứng đáng