Không hẹn, đồng nhau nở lẳng lơ...
(Nụ cười)
Gió rủ nhau đi trốn cả rồi
Nhỏ to, câu chuyện, ô kìa coi
Trong lau như có điều chi lạ
Hai bóng lung lay thấy cọ mài...
(Khóm vi lau)
Bỗng đêm nay trước cửa bóng trăng quỳ
Sấp mặt xuống uốn mình theo dáng liễu
Lời nguyện, gẫm xanh như màu huyền diệu
Não nề lòng viễn khách giữa cơn mơ
Nhà thơ đi tìm cái lạ chưa đủ, anh ta cần phải chiếm lĩnh cho được cái kì
dị. Hai thứ đó đan xen với nhau tạo ra hứng thơ mạnh mẽ và vô tận.
Lời thơ ngậm cứng, không rên rỉ
Và máu tim anh vọt láng lai
Thơ ở trong lòng reo chẳng ngớt
Tiếng vang tha thiết dội muôn nơi...
Tiếng thông vi vút như van lơn...
Mây buồn vơ vẩn bay đâu non...
Ngây tình, bóng liễu câm không nói
Trong khóm vi lau có tiếng than
(Trên bờ)
Tất cả đường thơ mà thi sĩ họ Hàn đi qua, ngay cả “Đường thi” cũng đã
trổ ra những ánh khác lạ
. Mỹ học thơ Hàn có thể gói gọn trong hai
phạm trù thẩm mỹ: kì dị và lạ thường. Thơ Hàn Mạc Tử không bình dị và
không đài các. Lối thơ thứ nhất, có tính cách phổ thông, chưa biết đến cái
lạ. Lối viết thứ hai thuộc cái thông bệnh của thi sĩ Hán học, nên không thể
trở thành cái kì dị được. Thơ Hàn Mạc Tử: kì dị và khác lạ. Kì dị và khác lạ
trước hết ở thi ảnh, thi cảm.
Nhà thơ Baudelaire từng hết lời ca ngợi những người tự do, biết: “bay
vào những trường sáng sủa và thanh sạch...” (Lên cao), tôn vinh “người