GÁI QUÊ - Trang 106

“bài thơ cháy”. Ngay cả nắng mai cũng “dìu dịu mối sầu vương” (Duyên kỳ
ngộ).

Nắng là một loại ánh sáng đặc biệt, “ánh sáng của chiêm bao, huyền

diệu” (Chơi giữa mùa trăng). Nắng trở thành tín hiệu thẩm mỹ, báo hiệu
mùa thơ đang chín (Kêu gọi). Nắng kích thích trí tưởng tượng của nhà thơ
bay vào cõi mơ:

Nắng càng cao lòng ta càng hừng hực
Thơ lên rồi bay quá giải nhàn vân...
(Duyên kỳ ngộ)
Ôi chao thơ ngầm bay theo dải nắng
Lộng vào xiêm áo mỏng manh sao...
Sự vận động của Nắng tạo ra thi giới của “cái tột cùng”. Nắng vừa hoá

giải đau thương vừa ràng rịt nỗi đau. Nắng được nhìn qua lăng kính của hồn
và xác.

Nắng ơi, nắng có lên cao
Làm sao da thịt hồng hào thế kia
(Duyên kỳ ngộ)
Nói đến hồn, đến thơ không thể không nhắc tới nắng. Nắng hòa quyện

với hồn, với thơ. Nắng và hồn ở trong thơ - cái vũ trụ do Hàn Mạc Tử sáng
tạo ra.

Hàn Mạc Tử ít nói đến nắng thu, nắng hè... thi sĩ có ấn tượng nhiều hơn

với nắng xuân. Nắng xuân ám ảnh, quấn riết lấy thi sĩ. Xuân trong thi giới
của Hàn Mạc Tử cũng khá lạ: “xuân mộng”, “xuân gấm” (Xuân đầu tiên)
“xuân thơm” (Nhớ thương), “xuân lịch sự”. Hình tượng Xuân chẳng qua do
con người hóa thân mà thành, nhưng không phải con người trần tục, trần thế
mà một người “ngọc”, người của cõi mộng, cao quí thanh sạch (“Cô gái
đồng trinh”). Tuổi xuân là Ngọc như ý, tên xuân là Dạ lan hương. Xuân gắn
với mơ ước, xuân tắm nắng tươi (Tiếng vang), nắng mới.

Ánh sáng trong thơ thi sĩ họ Hàn có hình khối, hương sắc, nó chiếm vị trí

quan trọng trong thơ, gần như trở thành một đơn vị đo đếm thế giới. Bên
cạnh ánh sáng của nắng, Hàn Mạc Tử còn ưa tả ánh sáng của trăng. Hàn
Mạc Tử thường tả ánh sáng trong trẻo của trăng rằm. “Trăng (...) tượng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.