GÁI QUÊ - Trang 109

Thi nhân nhạy cảm với mọi âm thanh, đặc biệt là âm thanh vang lên từ

tư tưởng, từ cõi mờ, cõi huyền của cuộc sống.

Xuân Diệu đôi mắt xanh non biếc rờn nên nhìn mọi thứ đều tươi mới.

Xuân Diệu không muốn đi, mãi mãi ở vườn trần / Chân hóa rễ để hút mùa
dưới đất. Còn Hàn Mạc Tử cứ đi mãi vào sâu thế giới tâm linh, thế giới
huyền hoặc của hồn và máu. Hàn Mạc Tử thấy mọi vật đang ở chặng cuối
cùng hoặc đương lao nhanh về ngày tận thế, nên ông thấy trước cả “thế giới
âm u”. Hàn Mạc Tử thường tạo ra một thế giới mênh mông, không giới hạn:
“Không gian dày đặc toàn trăng cả/ Tôi cũng trăng và nàng cũng trăng”.
Nhà thơ của những Hương thơm và Mật đắng thường nắm lấy tính chất
tượng trưng của mọi hiện tượng. Thi nhân đồng hóa Hữu Thể với Hư Vô:

Đây là tất cả người anh tiêu tán
Cùng trăng sao bàng bạc xứ mơ say
Theo cách diễn đạt của Hàn Mạc Tử, thì Hư Vô là một thực tại đặc biệt,

có thanh-sắc, hình hài:

Ánh trăng mỏng quá không che nổi
Những vẻ xanh xao của mặt hồ
Những nét buồn buồn tơ liễu rủ
Những lời năn nỉ của Hư vô
Mới hay cõi siêu hình cao tột bực
Giữa hư vô xây dựng bởi trăng sao
Xa lắm rồi, xa lắm, hãi nhường bao
Ai tới đó chẳng mê man thần trí
Hàn Mạc Tử viết bằng tưởng tượng và “giấc mơ” trọn vẹn của chính

mình. Mọi thứ trong thế giới thơ Hàn Mạc Tử đều huyền ảo. “Cái huyền ảo
luôn đẹp, bất kỳ cái huyền ảo nào cũng đẹp” (André Breton). Đọc thơ Hàn
Mạc Tử, người đọc phải tư duy và nhìn theo nhà thơ; nghĩa là đọc thơ Hàn
không thể bằng cơ chế kiểm duyệt của mình và của thời đại.

Trần Thiện Khanh
Phong Châu 5-2006, Hà Nội 3-2008

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.