Bình thơ Hàn Mạc Tử
Chính tên là Nguyễn Trọng Trí. Sinh ngày 22/9/1912 ở Lệ Mỹ (Đồng
Hới), mất ngày 11/11/1940, trú ngụ ở Quy Nhơn từ nhỏ. Nhà nghèo, cha
mất sớm. Học trường Quy Nhơn đến năm thứ ba. Làm sở Đạc Điền một
thời gian, bị đau rồi mất việc. Vào Nam làm báo ít lâu lại trở về Quy Nhơn.
Kế đó mắc bệnh phong, đưa vào nhà thương Quy Hòa rồi mất ở đó.
Làm thơ khi được mười sáu tuổi (lấy hiệu là Phong Trần rồi Lệ Thanh).
Đến năm 1936, khi có chủ trương tờ phụ trương văn chương báo Saigon
mới đổi hiệu là Hàn Mạc Tử
Đã đăng thơ: Phụ nữ tản văn, Saigon, Trong khuê phòng, Đông Dương
tuần báo, Người mới.
Đã xuất bản: Gái quê (1936)
Tôi đã nghe người ta mạt sát Hàn Mạc Tử nhiều lắm. Có người bảo:
“Hàn Mạc Tử thơ với thẩn gì! Toàn nói nhảm”. Có người nghiêm khắc hơn
nữa: “Thơ gì mà rắc rối thế! Mình tưởng có ý nghĩa khuất khúc, cứ đọc đi
đọc lại hoài, thì ra nó lừa mình!” Xuân Diệu có lẽ cũng nghĩ đến Hàn Mạc
Tử trong khi viết đoạn này: “Hãy so sánh thái độ can đảm kia (thái độ
những nhà chân thi sĩ) với những cách đột nhiên mà khóc đột nhiên mà
cười, chân vừa nhảy, miệng vừa kêu: Tôi điên đây! Tôi điên đây! Điên cũng
không dễ làm như người ta tưởng đâu. Nếu không biết điên, tốt hơn là cứ
tỉnh táo như thường mà yên lặng sống.”
Nhưng tôi cũng đã nghe những người ca tụng Hàn Mạc Tử. Trong ý họ,
thi ca Việt Nam chỉ có Hàn Mạc Tử. Bao nhiêu thơ Hàn Mạc Tử làm ra họ
đều chép lại và thuộc hết. Mà thuộc hết thơ Hàn Mạc Tử đâu phải chuyện
dễ. Đã khúc mắc mà lại nhiều: tất cả đến sáu bảy tập. Họ thuộc hết và chọn
những lúc đêm khuya thanh vắng họ sẽ cao giọng, ngâm một mình. Bài thơ
đã biến thành bài kinh và người thơ đã trở nên một giáo chủ. Chế Lan Viên
nói quả quyết: “Tôi xin hứa hẹn với các người rằng, mai sau, những cái tầm