thường, mực thước kia sẽ tan biên đi, và còn lại của cái thời kỳ này chút gì
đáng kể đó là Hàn Mạc Tử”
Ngót một tháng trời tôi đã đọc thơ Hàn Mạc Tử
Tử từ lối thơ Đường đến vở kịch bằng thơ Quần Tiên hội. Và tôi đã mệt lả.
Chính như lời thơ Hàn Mạc Tử nói trong bài tựa Thơ điên, vườn thơ của
người rộng rinh không bờ bến, càng đi xa càng ớn lạnh.
Bây giờ đã ra khỏi cái thế giới kỳ dị ấy và đã trở về với cuộc đời tầm
thường mà ý nhị, tôi thử xếp đặt lại những cảm tưởng hỗn độn của tôi.
Thơ Đường luật - theo ông Quách Tấn
, Phan Sào Nam hồi trước xem
thơ Đường luật Hàn Mạc Tử có viết trên báo đại khái nói: “Từ khi về nước
đến nay, tôi được xem thơ quốc âm cũng khá nhiều, song chưa gặp được bài
nào hay đến thế...
Ôi hồng nam nhạn bắc, ước ao có ngày gặp gỡ để bắt
tay nhau cười lên một tiếng lớn ấy là thỏa hồn thơ đó”. Thơ Đường luật Hàn
Mạc Tử làm ra nhiều nhưng bị thất lạc gần hết, tôi không được xem mấy
bài. Song trong những bài tôi được xem tôi cũng đã gặp ít câu hay, chẳng
hạn như:
Nằm gắng đã không thành mộng được,
Ngâm tràn cho đỡ chút buồn thôi.
Dầu sao tôi vẫn nghĩ cái khuôn khổ bó buộc của luật Đường có lẽ không
tiện cho sự nẩy nở một nguồn thơ rào rạt và lạ lùng như nguồn thơ Hàn Mạc
Tử.
Gái Quê - nhiều bài có thể là của ai cũng được. Còn thì là tình quê trong
cảnh quê. Lời thơ dễ dàng, tứ thơ bình dị. Nhưng tình ở đây không có cái vẻ
mơ màng thanh sạch như mối tình ta vẫn quen đặt vào trong khung cảnh
những vườn tre, những đồi thông.Ấy là một thứ tình nồng nàn, lơi lả, rạo
rực, đầy hình ảnh khêu gợi. Ông Phạm Văn Ký đề tựa tập thơ ấy là phải
lắm; Gái Quê và Une voix sur la voie đều bắt nguồn trong tình dục.
Thơ Điên - gồm có ba tập:
1 Hương thơm
2 Mật đắng
3 Máu cuồng và hồn điên