GÁI QUÊ - Trang 118

Tiếng chuông tế độ rày đâu tá
Để khách trầm luân luống đợi chờ!
Mối thần giao kia chính cụ Phan đã nhìn nhận trong “một bức thơ” viết

cho “P.T tiên sanh”, sau khi nhận được ba bài của thi sĩ gởi qua Thực
Nghiệp Dân Báo (11.10.1931):

“Kính thưa tác giả P.T tiên sinh,
Tác giả cho tôi đọc ba bài thơ, tôi lấy làm hân hạnh cho “Mộng Du Thi

Xã” lắm; xem trong u oán cao tình, thanh tân nhã điệu, tôi chỉ phàn nàn
rằng người xướng quá cao tất nhiên người họa phải ít, cho nên tôi chỉ tục
điệu ba bài thơ mà thôi, còn như nói rằng tôi nối thơ được với tác giả thì tôi
không dám. Ôi! Hồn giao nghìn dặm biết làm sao bắt tay nhau mà cười lớn
một tiếng mới là thỏa hồn thơ đó”.

(Theo Tin Tức Chúa Nhựt đăng lại trong mục báo tin Hàn Mạc Tử qua

đời, ở số 9, 24.11.1940, tr.3)

Trong lúc chưa được biết văn bản đầu tiên về lời cụ Phan khen Hàn, đây

là lời trích sớm nhất hiện tìm được. Sớm hơn và có phần khác với lời trích
của Quách Tấn trong bài “Hàn Mạc Tử với thơ đường luật”, trong Người
Mới số 6 (30.11.1940, tr.4): “Từ về nước đến nay, tôi được xem thơ quốc
âm cũng khá nhiều song chưa gặp được bài nào hay đến thế... Ôi hồng nam
nhạn bắc, ước ao có ngày gặp gỡ, để bắt tay nhau, cười lên một tiếng lớn
ấy là thỏa hồn thơ đó.”

***
Các Bút Hiệu
Một điều đáng chú ý trong toàn văn bài này là Quách Tấn viết “Hàn Mạc

Tử”, và tuy nói về các bút hiệu của Hàn nhưng chưa có giai thoại “vạch
vành trăng non lên đầu chữ ‘a’” như trong Đôi nét về Hàn Mặc Tử, sau này.

Minh Duệ Thị, Phong Trần, Lệ Thanh, Hàn Mặc Tử, Hàn Mạc Tử:

chừng ấy vẫn chưa hết các bút hiệu của Phanxicô-Nguyễn Trọng Trí ! Còn
Lệ Thanh nữ sĩ, Lệ Giang, Sông Lệ và cả... “Mlle Mộng Cầm” nữa, như
Hàn đã ký cuối bài Vô tình trong báo Sài Gòn (7.12.1935), sau trở thành
Bẽn Lẽn của Hàn Mặc Tử trong Ngày Nay (6.9.1936) rồi được đưa vào tập

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.