Thinh Lặng và Siêu Thoát trong thơ Hàn Mạc Tử
Tưởng niệm 100 năm Hàn Mạc Tử tại Paris (1912-2012)
Trước khi vào đề, xin nhường lời cho Hàn Mạc Tử với bài thơ quen
thuộc:
Đà Lạt trăng mờ
Đây phút thiêng liêng đã khởi đầu
Trời mơ trong cảnh thực huyền mơ
Trăng sao đắm đuối trong sương nhạt
Như đón từ xa một ý thơ
Ai hãy làm thinh chớ nói nhiều
Để nghe dưới đáy nước hồ reo
Để nghe tơ liễu run trong gió
Và để xem trời giải nghĩa yêu
Hàng thông lấp loáng đứng trong im
Cành lá in như đã lặng chìm
Hư thực làm sao phân biệt được
Sông Ngân hà nổi giữa màn đêm
Cả trời say nhuộm một màu trăng
Và cả lòng tôi chẳng nói rằng
Không một tiếng gì nghe đụng chạm
Dẫu là tiếng vỡ của sao băng
Hàn Mạc Tử chào đời năm 1912, lìa đời lúc 28 tuổi năm 1940, sau
khoảng 4 năm bị bệnh phong hành hạ. Thi nhân đã để lại cho đời một sự
nghiệp văn thơ kỳ diệu.
Thú thật, đối với nàng thơ, tôi là một người ngoại đạo, nhưng dù chỉ lân
la trước ngõ vườn thơ giàu có một cách kinh dị của Hàn, cũng bị choáng
ngợp. Đúng như thi nhân viết trong Tựa tập Đau Thương: “Đã vào là (cô)
sẽ lạc, vì vườn thơ tôi rộng rinh, không bờ bến. Càng đi xa càng ớn