lạnh...”. Bài Đà Lạt trăng mờ mở đầu tập thơ này. Vậy cũng xin vào đề với
Đà Lạt trăng mờ
.
THIÊNG LIÊNG
Đây phút thiêng liêng đã khởi đầu (Có bản viết: Giây phút thiêng
liêng...)
Theo tôi, thiêng liêng là cái mác của con người và thơ Hàn Mạc Tử. Từ
này không thông dụng trong ngôn ngữ Việt. Tiếng Việt, có thiêng hoặc linh
thiêng theo nghĩa linh nghiệm, nói đến là thấy hiển hiện ngay. Tính từ
thiêng liêng có được dùng cũng chỉ có nghĩa là cao quý, đáng trân trọng.
Chẳng hạn yêu nước là một tình cảm thiêng liêng. Người Công giáo Việt
Nam dùng từ này trong bối cảnh đạo Công giáo. Và để hiểu ý nghĩa của từ
này nơi người Công giáo, có lẽ không gì bằng đọc thơ của Hàn.
Đọc Đây phút thiêng liêng đã khởi đầu, ta tự hỏi: Khi nào phút thiêng
liêng khởi đầu? Có phải khi ngắm trăng lên? Không hẳn thế. Quang cảnh
trời đất trong 4 câu đầu là mơ trong mơ. Trời mơ trong cảnh huyền mơ.
Trăng sao cũng đắm đuối trong sương nhạt. Trăng mờ Đà Lạt thành trăng
mơ của hồn. Trăng ngoài và trăng trong gặp nhau. Cảnh quyện với người.
Và phút thiêng liêng khởi đầu khi thi nhân vượt qua cõi hư thực, sang bên
kia bờ ảo mộng để đón từ xa một ý thơ. Chính ý thơ làm nên quang cảnh
trời đất trong 4 câu thơ đầu. Trời đất bao la như quỳ gối, nín thở, chờ đón.
Không phải chờ đón gì trong trời đất, mà từ cao xa. Từ bên kia trời đất. Từ
bên ngoài vũ trụ.
Dù không có hồn thơ như Hàn Mạc Tử, ta cũng dễ nhận ra rằng, mỗi khi
ta thực sự nguyện cầu, thì phút thiêng liêng khởi đầu. Khi cầu nguyện, lòng
ta vượt qua thế giới quanh ta để hướng về Đấng ta nguyện cầu. Khi cả một
cộng đoàn cầu nguyện cũng thế, mọi thành phần của cộng đoàn cùng nhau
hướng tới Đấng hiện diện ngay trong lòng thực tại nhưng không thuộc về
thực tại, dù là thực tại trong mơ.
Như vậy phút thiêng liêng hàm chứa thinh lặng và siêu thoát. Cuối đoạn
2, câu Và để xem trời giải nghĩa yêu. Có bản viết hoa chữ trời. Có người
hiểu trời là Thiên Chúa. Thiết nghĩ, trời ở đây vẫn là quang cảnh trời đất. Ý