thơ mà trời đất chờ đợi có một nghĩa: nghĩa yêu. Nghĩa ấy không ở trong
trời đất, nhưng đất trời, từ tinh tú trên kia cho đến cỏ cây hoa lá và mọi loài
dưới này đều nói với ta về nghĩa yêu nếu ta biết thinh lặng và chiêm
ngưỡng.
THINH LẶNG
Nhưng thế nào là thinh lặng? Ai hãy làm thinh chớ nói nhiều. Bình
thường, đã làm thinh thì không nói. Đã nói thì không làm thinh. Nhưng
trong câu thơ này, làm thinh không có nghĩa là không nói. Nếu Hàn Mạc Tử
không nói thì làm gì có Đà Lạt trăng mờ, làm gì có thơ Hàn Mạc Tử? Nói,
nhưng không nói nhiều. Nói, nhưng dành phần cho thinh lặng.
Thinh lặng đi đôi với lời. Thinh lặng là một cách nói và nói không xa rời
thinh lặng. Nói kiểu súc miệng bằng lời (coi những cuộc cãi vã chính trị)
khiến ta quên mình, quên người, có thể giải trí, tiêu khiển, nhưng không dẫn
tới trao đổi, gặp gỡ. Thế quân bình giữa thinh lặng và tiếng nói cần thiết
cho mọi cuộc trao đổi. Thinh lặng để nghe, kể cả nghe sự im lặng của người
khác. Đồng thời nói. Nói để biểu lộ hay diễn tả nội dung của im lặng.
Không nói là một cách đẩy người khác ra lề. Làm thinh và nói. Nhưng chớ
nói nhiều. Thơ, Nhạc và mọi hình thức nghệ thuật đều nói một cách nào đó
để dẫn ta vào im lặng.
Cũng như khi cầu nguyện có kinh, có lời ca tiếng hát giúp ta yên lặng.
Dự thánh lễ, ta thấy có những người dẫn lễ, dẫn hát mộc mạc, nhưng lễ diễn
ra sốt sắng. Họ nói một cách im lặng. Nói để đưa vào thinh lặng. Cũng có
lúc người hát, ban hát khá tài năng, nhưng không mấy giúp ta cầu nguyện,
vì thiếu thinh lặng.
Hàn Mạc Tử rất mê tiếng nói, với thanh âm, khí vị, mầu sắc của từng
tiếng, từng lời, ngoài cả cái ý nghĩa của mỗi tiếng. Chẳng hạn, hai tiếng
Phượng Trì cuối bài Ave Maria. Anh mê hai tiếng đó vì nhạc tính của
chúng, anh nói: “Nghe như bay lên cao, bay lên cao”
. Và trong đoạn kết
bản Ave Maria, Phượng Trì lặp lại 4 lần, trước hết là một điệu nhạc.
Hăn vì mê chữ, mê lời, mà anh rất tiết kiệm lời. Tiếng nói trong thơ Hàn
như được gói bằng thinh lặng. Ngay từ lúc 14, 15 tuổi khi còn làm thơ theo