tư, mà là trở về như quay lưng lại những vẩn đục, xáo động để hướng hồn
lên tới cõi siêu hình cao tột bực / Giữa hư vô xây dựng bởi trăng sao (Siêu
thoát). Hồi xưa lễ tiếng latinh (lúc nhỏ, Nguyễn Trọng Trí đi lễ mỗi ngày)
hát ‘sursum corda’ (hãy nâng tâm hồn lên). Hai từ thôi, nhưng đã được Hàn
Mạc Tử thi vị hóa dưới nhiều dạng. Trong Nguồn thơmchẳng hạn, có những
câu:
Tiếng pháo đi: bao nhiêu kinh cầu nguyện
Đều dâng lên cho đến chín tầng mây
...
Tứ thời xuân! Tứ thời xuân non nước!
Phút thiêng liêng nhuần gội ánh thiều quang
Ta há miệng cho nguồn thơm trào vọt
Đường thơ bay sáng láng như sao sa
Trên lụa trắng mười hai hàng chữ ngọc
Thêu như thêu rồng phượng kết tinh hoa.
THINH LẶNG CÔ LIỄU VÀ ĐƠN ĐỘC
Thiêng liêng, thinh lặng, siêu thoát... Toàn là Xuân như ý cả hay sao?
Thưa, không phải vậy. Mà cũng không phải không vậy. Vẫn tinh khôi, sáng
láng, vẫn tứ thời xuân nhưng đồng thời cũng là Đau Thương, nghĩa là Mật
đắng, Máu cuồng và Hồn điên. Bài Đà Lạt trăng mờ mở đầu tập Đau
thương mặc dầu không có gì là đau thương. Hay bài Huyền ảo, Đây thôn
Vỹ Giạ, Sáng láng cũng vậy. Ngược lại, trong tập Xuân như ý có những bài
đau thương, thảm thiết như Say chết đêm nay, Phan Thiết! Phan Thiết!
Lời Tựa tập Xuân như ý viết: Lạy Chúa Trời tôi! Hãy ban cho tôi hằng
hà sa số là ơn lành, ơn cả... Thơ tôi sẽ rất no, rất ớn, rất nư, trọng vọng
như tài hoa, cao sang như nhân đức, chói chang vô vàn phước lộc... (...)
Loài người hãy tận hưởng một hơi cho đã ngán và cao rao Danh Cha cả
sáng.
Và Loài người hãy cám ơn Thi nhân đã đổ hết bao nhiêu nguồn máu lệ,
đã từng uống mật đắng cay trong khi miệng vẫn tươi cười sốt sắng...