Hồn là ai, là ai tôi không hay
Dẫn hồn đi ròng rã một đêm nay
Hồn mệt lả mà tôi thì chết giấc.
(Hồn là ai)
Hồn là hồn của xác, cào cấu nhai nghiến xác. Cũng là hồn giúp xác
thắng khổ đau, vượt bệnh tật và biến đau khổ thành thơ. Nhưng biến thành
thơ còn là đau khổ. Hồn mệt mà xác thì chết lên chết xuống.
Để bớt nỗi thê lương, thi nhân cho một hồn siêu thoát, mà thi nhân gọi là
hồn ngoài:
Há miệng cho hồn văng lên muôn trượng
Chơi vơi trong khí hậu chín tầng mây
Rồi khuyên dụ hồn quên hết nỗi đau thương:
Hồn hãy thoát ly ra ngoài tâm tưởng
Là hồn đừng nghĩ ngợi đến hồn trong
Để thi nhân hết phải bận tâm đến cái thân tàn ma dại. Và nhờ hồn ngoài
tiếp sức, biết đâu cái xác tử thi này chẳng hóa thân trong hoa hương, sáng
láng?
Xác ta sẽ hút bao nguồn trăng loạn
Ngấm vào trong cơ thể những hoa hương
Và sẽ thở ra toàn hơi thở sáng
Để trên cao hồn khỏi lộn màu sương
Rồi hồn ngắm tử thi hồn tan rã
Nhưng thê lương vẫn hoàn thê lương:
Nhưng khốn nỗi xác ta thành câm tiếng
Hồn đi rồi không nhập xác thê lương.
(Hồn lìa khỏi xác)
Hồn trong, hồn ngoài, một hồn, nhiều hồn? Chẳng biết. Tôi và tôi ngồi
khít cạnh tôi, tôi và tôi đang đi trên làn nước ngoài kia... bao nhiêu tôi tất
cả? Nói như Hamlet: To be or not to be hay như Hàn Mạc Tử: Ta là ta hay
không phải là ta? (Siêu thoát). Chẳng sao. Ta cũng biết đâu là trả lời của
Hàn. Có điều sau khi ôn lại những câu hỏi đầy bi thương của Hàn, ta càng