GÁI QUÊ - Trang 87

Bài Đây thôn Vỹ Giạ là một trong ba bài Trần Thanh Mại đưa ra để

chứng minh rằng “hầu hết thơ bảy chữ của Hàn Mạc Tử không kể bài thơ
dài ngắn, đều đã theo luật bằng trắc của Đường thi (...) âm điệu hiển nhiên,
bất di bất dịch, không còn bác bẻ được nữa” (tr.222). Nhưng... Hàn đã bác
bẻ: Bài thơ thôn Vỹ gồm ba đoạn mà cả hai đoạn đầu... không niêm. Xuân
Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính... không bao giờ làm thơ “thất niêm” như vậy.

Ngoài ra, trong thơ bảy chữ của Hàn, đây đó, nhiều câu lạc vận.
Nêu lên vấn đề này, không phải để đôi co với Trần Thanh Mại - người

tôi cảm phục - mà chỉ để nói rằng, trên câu thơ mở đầu một bài thơ được
truyền tụng vẫn có đôi điều cần thưa đi gửi lại.

Ngay từ Sao khơi nguồn bài thơ đã là một từ ý nhị và tế nhị. Bình

thường nó là từ nghi vấn. Nhưng khi viết “Ôi nắng vàng sao mà nhớ nhung”
thì Huy Cận không hỏi ai điều gì.

Trong truyện Kiều, Nguyễn Du dùng chữ sao 73 lần, có khi trong 4 câu

liên tiếp: “khi sao..., giờ sao... mặt sao... thân sao...”, nhưng thường dùng
trong chức năng biểu cảm.

Từ sao đầu bài thơ dào dạt nhiều tâm tình, chủ yếu là lòng chờ đợi, mà ta

đã gặp trong những bài thơ đầu tay của Hàn như trong Tình quê:

...Cách nhau ngàn vạn dặm
Nhớ chi đến trăng thề
Dầu ai không ngóng đợi
Dầu ai không lóng nghe...
Hai khổ thơ sau cũng cấu trúc trên thể nghi vấn, “thuyền ai... có chở... ai

biết”, nhưng không để hỏi, dù là tự hỏi, mà chỉ thể hiện lời đối thoại nội
tâm, như những vòng sóng gợn lăn tăn trên mặt hồ. Những trầm tư hòa điệu
kỷ niệm với ước mơ, những tiếc nuối mông lung, nhớ nhung bàng bạc,
những tình cảm không tên, có khi đã man mác trôi qua hay chập chờn chưa
hình thành. Những dự phóng, hồi quang dang dở. So đo, đem từng câu thơ
ra diễn giảng một cách duy lý là không thể. Dịch ra tiếng nước ngoài cũng
khó.

***
Sao anh không về chơi thôn Vỹ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.