Sự xao động của lời ca
Ở ngôi làng nhỏ nơi tôi sinh trưởng
Tôi từng loáng thoáng nghe bài ca ai điếu của mình Mỗi ngọn cỏ
nghĩa trang đều biết”.
(Bài ca ai điếu -1973)
Tôi sáng tác loạt bài về ấn tượng làng tôi ở lứa tuổi thanh xuân chưa
đầy 30 tuổi, nhưng trong rất nhiều bài thơ, nhiều lần xuất hiện hình ảnh
nghĩa trang, tìm đến nơi trở về cuối cùng của sinh mệnh, điều đó đương
nhiên cũng liên quan mật thiết với việc nhà tôi ở sát ngay nghĩa trang.
Những câu thơ này, không thể chỉ lý giải bằng “quan niệm số kiếp”, mà còn
cần có sự suy ngẫm tìm tòi sâu xa hơn.
(3)
Thời đại âm thầm phát triển, môi trường xã hội lặng lẽ đổi thay, diện
mạo nghĩa địa thứ ba của làng tôi cũng có sự thay đổi rõ rệt. Trước kia, việc
sử dụng nghĩa địa, tùy theo cách xem địa lý của mỗi nhà, tùy người
“khoanh đất”, không có bất kỳ sự ràng buộc, hạn chế nào. Từng có một
“nhà lầu nhỏ” xây bằng xi măng, chiếm khoảng dăm sáu chục mét vuông
đất, chúng tôi rất thích chạy lên “lầu” chơi.
Khoảng những năm 70-80 của thế kỷ trước, phát hiện cách làm này
bất công thấy rõ, hơn nữa lại quá lộn xộn, quá lãng phí, và điều quan trọng
hơn là, tang chủ ngày càng khó tìm một chỗ để an táng người thân, nhất là
ở những vị trí đẹp; để thích ứng với thời cuộc, đề phòng phát sinh tình
trạng thiếu đất nghĩa trang, chính quyền đã đưa ra chính sách “quy hoạch
lại nghĩa trang”, thống nhất quy cách, bất kể lúc sống thân phận địa vị cao
thấp giàu nghèo như thế nào, khi chết đều bình đẳng như nhau. Đồng thời
quy định niên hạn tối đa 10 năm, người nhà phải “bốc mộ”, cho di cốt vào
tiểu sành, đặt trong tháp chứa cốt.