GẶP GỠ Ở LA PAN TẨN - Trang 17

tuyệt đối trung thành với cảm xúc, ý niệm của mình. Không bao giờ anh tự
lừa dối mình, phản bội lại chính mình.

Nhìn ông già đầu tộc họ Giàng, Thiêm nối tiếp câu chuyện:

- Hố pẩu có con mắt xanh đấy! Thoạt đầu tôi bực ông bí thư Đường

Xuân Ân. Sau thấy ông nói không thành lời, lúng túng như kẻ thất phu, lại
ngọng e lờ thành en nờ, biết là người thất học nên tôi không giận nữa. Một
khi đã thấy đúng thì chẳng ai cản được tôi nữa. Tính tôi vậy. Sự nghiệp dạy
dỗ con em đồng bào ở đây là cao quý. Đã vậy thì dù có gửi nắm xương tàn
ở đây tôi cũng sẵn lòng.

- Chà!
- Nhưng nếu như, xảy ra…

- Nếu như thế nào…
Thiêm thoát một hơi thở lớn:
- Nếu như, muôn một xảy ra trường hợp người ta bắt tôi phải đi.

- Ai bắt được thầy!
- Thôi, tôi nói dự phòng vậy thôi, vì cũng cần nhớ: còn có nhiều bất

trắc lắm đấy! Đấy, năm năm rồi đã làm được hết mọi việc đâu. Hố pẩu còn
nhớ tôi đã nói những gì ở hôm khai giảng chứ!

- Tôi nhớ. Trong lớp học mới dựng hôm ấy có ảnh cụ Hồ Chủ tịch và

ảnh một ông Tây râu rậm. Thầy chỉ ảnh ông Tây nọ, giới thiệu: đây là ông
Kác-Mác, người Đức, nhà trí thức lập ra lý thuyết giải phóng loài người.
Ông Kác-Mác nghiên cứu xã hội, thấy trẻ con, đứa được đi học, đứa không.
Đứa không được đi học là con nhà nghèo. Không được học tức không được
truyền thụ văn hoá, nghĩa là không thành người. Vậy nên, đấu tranh xoá bỏ
bóc lột chính là tạo điều kiện để tất cả thành người. Không học là bị che
mắt. Thầy còn nói: một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Đúng không, thầy?

- Đúng!
- Tôi nhớ, tôi đem một cái mõ tre treo ở đầu hồi lớp học, gõ gọi học

trò. Hoá ra cái mõ câm, vang không xa. Thầy nói: việc dạy học cũng như

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.