GẶP GỠ Ở LA PAN TẨN - Trang 174

phần tiếp theo càng thấm nhiễm tinh thần cổ kính và nghiêm cẩn. Năm lá
cờ tang lớn màu đen thâm viền trắng buồn ủ rũ toả u trầm ra cảnh quan
đang ở ngay trước mặt Thiêm, thực sự như câu khai đề của một khúc ai ca
nối tiếp.

Khúc ai ca chìm nổi trong tiếng phèng phèng, nỗi khoan nhặt từ tay

ông chấp hiệu đóng khăn đen, mặc áo trắng, quần tím bồ quân gài chặt
trong ủng da cao su. Theo tiếng phèng la dẫn độ, cỗ đòn bát cống đầu rồng
đuôi tôm dài thượt, nặng đến cả tấn, đè chặt vai mười tám đô tuỳ lực lưỡng,
dùng dằng, tiến hai bước lại giật lui một bước, thật lưu luyến nhớ thương.

Ông nội đang nằm trên cỗ đòn nọ.
Ông nội nằm trong cỗ áo vàng tâm thơm sực, xung quanh bảy ngọn

nến rướn ngọn sáng trưng, mặt tươi hồng, hai mi chập một, phăng phắc đi
về cõi thiên thu.

- Ai như chú Thiêm? Có phải chú Thiêm không?

- Ối chú Thiêm ơi! Chú bị làm sao thế?
- Chú Thiêm à! Ông nằm đúng một tuần. Tỉnh dậy nghe tiếng còi tàu,

ông lại hỏi chú về chưa.

- Trời, hoá ra ông lo cho chú là thật à? Đứa nào nó hại chú thế, chú

Thiêm ơi!

Xung quanh Thiêm là một vùng khăn trắng, khăn vàng, khăn đỏ, băng

đen. Xung quanh Thiêm là những tiếng nấc nghẹn.

Một người đặt lên đầu Thiêm một chiếc vành rơm bện lá chuối khô.

Người khác khoác lên vai Thiêm một chiếc áo xô và đặt vào tay anh một
chiếc gậy tre. Ngơ ngơ nhìn mọi người, trình diện một gương mặt dị hình,
sản phẩm của một cơn chấn thương tồi tệ nhất của lịch sử hiện đại, anh rẽ
đám đông, tiến sát tới cỗ đòn, rồi gục đầu trên chiếc gậy chống, cất tiếng
khóc: Ông ơi!

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.