Chương 4
EM ƠI! TỔ QUỐC LÀ GÌ?
Kềnh! Kềnh! Kềnh!
Những nốt nhạc khổng lồ sống động phát ra từ cái kẻng sắt như chim
vỗ cánh bay khoan thai lên ngự vòm trời cao. Thiêm bước vào lớp, dừng lai
trước hai dẫy bàn mộc xếp hàng ngay ngắn. Bộ quần áo ta vừa khít, tôn
thân hình cân đối. Mái tóc đen cứng, đường ngôi trắng nhờ tinh khôi như
khuôn mặt từng nét mắt nét miệng rành rọt như vẽ, buổi sớm mai một ngày
trời đẹp. Bên trái Thiêm là các em học trò lớp ba. Bên phải anh là các trò
lớp hai. Toàn là ngọc ngà châu báu nhờ tay thợ trau chuốt mà có cả đấy.
Còn nhớ hôm nào, thầy hỏi, trò chỉ biết lắc đầu, ngu ngơ kêu: Chi pau ề.
Không biết! Không biết! Không biết chữ! Không hiểu tại sao lại phải đi
học! Không hiểu thế nào là ông thầy và học trò nghĩa là làm sao? Nay
trưởng lớp Giàng A Tú, hồng hào, mắt sáng như mắt chim, thầy vừa vào
lớp đã hô các bạn đứng dậy chào, rồi rành rọt: “Thưa thầy, hôm nay học
sinh chúng em đi học đủ. Lớp ba có mười một. Lớp hai có mười hai. Tổng
số cả hai lớp là hai mươi ba.” Ôi, biết mấy là công phu. Dòng tộc từ thời
hình thành tới nay quẩn quanh ở miền biên viễn liên miên chinh chiến và
sấp mặt xuống đất để kiếm miếng ăn. Bước lên một bậc cao hơn đời sống
đã thành bất di bất dịch từ trong quan niệm là cả một cuộc đổi đời. Khởi
đầu việc nhỏ cũng còn khó. Thiêm đêm ngày canh cánh nỗi lo âu. Vừa phải
nhẫn nại chăm chút như dắt trẻ tập đi, lại vừa như người cha lo toan sau
trước gánh vác việc đại sự. Đại sự bao hàm cả việc lập nghiệp, lập thân.
Giờ, không kể lớp xoá mù, bổ túc cho người lớn, riêng trẻ nhỏ đã có
đến ba lớp đặt ở thôn trung tâm Bãi Đá. Hội đồng nhà trường là cách gọi
tên sự vật cho sang trọng, chứ thực ra chỉ có một mình Thiêm. Một mình
Thiêm vừa là chỉ huy vừa là lính chiến, vừa đánh kẻng truyền báo, vừa như
người chỉ huy dàn nhạc nhiều bè, một buổi dậy cùng lúc mấy lớp. Sáng, lớp