lòng:
- Không sao! Không sao đâu, đừng lo cho tôi!
Ngồi xuống phiến đá, Thiêm nhận ca nước từ tay Seo Mùa truyền qua
ông thợ cả. Nước trong ca chẩy từ từ qua miệng Thiêm, cho tới lúc Thiêm
dốc ngược cái ca và thấy Seo Mùa cắn làn môi dưới, hai con mắt biêng biếc
trầm ấm nhẹ vợi dắt con trâu sừng quặp đi. Anh vùng đứng dậy thật sảng
khoái:
- Tôi lại sức rồi. Ông nội tôi rèn cặp tôi từ nhỏ. Ông nội tôi dậy tôi cầy
bừa, trồng cây, xẻ gỗ, đục đá ong…
- Tôi biết, tôi biết.
- Có sức không dùng là không biết tận hưởng, bác ạ.
- Tôi biết! Gừng và quế cũng là từ đất mọc lên, nhưng cay thơm là do
bản tính. Văn chương học mới biết, nhưng tài giỏi là nhờ thiên tư.
Thiêm nhìn ông thợ cả, kinh ngạc:
- Đúng là thiên hạ nhân, thiên hạ tài. Hẳn ông Kác Mác đang đóng vai
thợ mộc đây cũng như ông Kác Mác thiên tài ở bên nước Châu Âu Đức,
vốn xuất thân từ nòi học vấn uyên thông?
Ông thợ cả xoa hai đầu gối tròn lông lốc:
- Thì cũng gọi là nho nhe dăm ba chữ học đòi.
- Sao giờ lại chuyển nghề thợ mộc?
- Nói ra thì dài lại mang tiếng là kẻ tiểu nhân. Tựu trung thì cũng là do
bản tính không chịu luỵ, lại rắc rối thêm vì cái án văn chương. Án văn
chương! Thôi thì đánh trống qua cửa nhà sấm, với lại chữ nghĩa là cách quỷ
biện của con người, thầy cứ cho phép tự xưng như vậy. Chuyện chỉ là thế
này. ở trường trung cấp tôi được đóng vai ông giáo có một bầy quan lại,
thực chất chỉ là một lũ cầy cáo gian manh. Ngứa mắt quá, đau xót quá, cầm
súng đánh đuổi thằng Tây đi, chẳng lẽ lại để lũ đầu trâu mặt ngựa này nó
khuynh loát, bóp nặn. Thế là thành thơ phú. In hẳn thành sách, coi như lời
tuyên chiến. Ngặt cái sức bọn nọ như con nước cường. Tôi cũng chẳng