có úm tôi.
- Tôi đâu có úm ông. Vấn đề công tác ở vùng đồng bào Mèo không
biết tiếng thì thành người câm, người điếc.
- Thôi, không nói vơ vẩn nữa! Bây giờ anh có trách nhiệm hướng dẫn
tôi. Nào, bắt đầu ngay nhớ.
- Vâng. Ông về lấy giấy bút đi!
- Khỏi cần. Nghị quyết, chỉ thị tớ có ghi chép đâu mà nhớ vanh vách
từ con số!
Ông Quốc Thanh cười nhe răng, nhẹ tênh, rồi thu hai chân lên ghế!
Ngôn ngữ bộ tộc, chỉ hiệu riêng của con người, thuộc bộ tộc là một tổng
hoà của từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm… tất nhiên người ngoại tộc hoàn toàn
có thể tiếp nhận bằng con đường truyền khẩu, thực tế giao tiếp. Ông Quốc
Thanh hiểu như thế và ông đâu có phải là kẻ tối dạ. Tiếng Mèo có bẩy
thanh, phát âm cao thấp khác nhau tí chút là nghĩa tiếng Kinh khác hẳn,
ông phân biệt được. Chẳng hạn đọc là Chế có nghĩa là nhà, cao hơn thì có
nghĩa là muối, mà trầm xuống lại mang nghĩa là cá, Thiêm hướng dẫn qua,
bảo ông thử ba bốn lần, ông phát âm chính xác ngay. Ông thuộc khá nhanh
một số từ vựng Thiêm dậy như: Txí là cha, nả là mẹ, mùa là chị, nhúa là
con, cú là tôi, nào là ăn, hau là uống, tu nềnh là con ngựa, tu nhù là con
bò. Nhưng đúng như bản tính nóng vội, ông thường hay sốt ruột. Ông đòi
học ngay mấy câu xã giao đơn giản. Hơi khó vì âm điệu, vì giọng ông đã
cứng, nhưng nghe ông nói cũng hiểu được nghĩa cơ bản. Cú bê hu Quốc
Thanh. Tên tôi là Quốc Thanh. Cào bê hu ua chằng? Tên mày là gì? Nó dao
ti lâu Lở. Nó dao mủa Seo Mùa. Đây là anh Lở. Đây là chị Seo Mùa. Chỉ
vài lần nhắc lại ông đã nhập tâm và bảo nói lại đã lưu loát.
- Này, thế con chó nói thế nào?
- Con chó là tu tế.
- Cô Seo Mùa đi nương đấy à?
- Seo Mùa mông ua tế!
- Seo Mùa đẹp lắm!