kẻng mà em cứ rủn cả người. Anh đúng là dở sấu, là ông tiên, ông thánh
của iem đấy.
- Cũng là quen cả thôi. Gia hệ họ Đinh tôi mấy chục đời đều sống ở
miền rừng xanh núi đỏ. Ông nội tôi hay có câu nói cửa miệng: Ta vốn sinh
ra ở đất đồng rừng. Hổ, beo, ông nội tôi coi như con bê con bò.
- Khiếp!
- Thời ông cụ tổ ba đời nhà tôi có chuyện này mới ghê. Vì ốm lay ốm
lắt mãi không khỏi, sợ phiền hà và lây bệnh cho con cháu, cụ bà họ tôi bấy
giờ liền treo cổ tự vẫn. Đến với cái chết tự nguyện là quyền của người ta có
phải không, Thúy?
- Anh nói nghe ghê ghê là.
- Trong giấy báo tử nộp cho lý trưởng, cụ ông tôi khai rằng: cụ bà mất
vì cảm mạo đột ngột. Gớm thay thế thái nhân tình, tang ma cho cụ bà tôi đã
chu tất mọi bề, thì có kẻ vốn có tư thù lợi dụng cơ hội xuyên tạc, bẩm báo
với tri huyện họ Bạch, tên Hữu Ngoạn rằng cụ ông tôi đã bức tử và chính
tay thắt cổ cụ bà tôi. Tri huyện họ Bạch, được sự đồng loã của lý trưởng họ
Đào tên Hét, cũng vốn thù hận gia hệ tôi, đòi cụ tôi ra toà và buộc gia đình
tôi phải quật mộ cụ bà lên để khám nghiệm.
- Thế kia á!
- Để nó đào mộ cụ bà thì vừa điếm nhục cho thanh danh và nhỡ nó
phát hiện ra cụ bà tự tử thật thì lại ê chề về đạo lý. Giải quyết thế nào đây?
Một đêm, giờ tí, trở dậy xem sao trời, nhận ra ở phía Nam tỉnh Tuyên có cụ
bà trạc tuổi cụ bà tôi vừa mới mất vì ngã bệnh, cụ ông tôi liền khăn gói lên
đường. Tìm đến nhà nọ, cụ ông tôi thuật lại đầu đuôi câu chuyện và xin
được dùng thuật đổi “xác” để làm bẽ mặt bọn cường hào. May mắn nhà nọ
cũng nung nấu thâm thù với tri huyện họ Bạch và lý trưởng họ Đào, nên
bằng lòng ngay. Chỉ yêu cầu làm lễ dâng sao, giải hạn cho thật chu toàn.
Hai ngày qua, mọi việc đã đâu vào đấy. Nghĩa là thi thể cụ bà người tỉnh
Tuyên đã được bọc trong lá gồi đưa về rồi nằm trong cỗ áo và đặt xuống
huyệt mộ của bà cụ tôi ở quê tôi. Ngược lại, nằm dưới nấm mộ bà cụ tỉnh