hỏi mấy chú đười ươi trên rừng đi, chúng nó chắc bảo khởi thủy là chuối,
ăn cái đã rồi mới đến nói...''
Tôi nhắc cái tên nàng mới đáp, chỉ tay vào ngực, hân hoan và hẳn rất
kệch cỡm :
"Nhà thơ đó là tôi đấy!"
"A, thật hân hạnh!", nàng reo, giọng có chút nghịch ngợm. Như giễu cợt,
nàng giả giọng trịnh trọng, tiếp :
"Thật quí hóa được gặp một nhà thơ, thưa ông!"
Tôi ngắt ngang :
"Mai đừng thưa gửi khách sáo..."
Nàng bật miệng, giọng thản nhiên :
"Ơ, ông biết tên em là Mai?"
Không đợi tôi trả lời, nàng nhíu mày, tiếp :
"Ông biết hết chuyện đời em rồi! Thôi, có thế ông mới cõng em về quán,
bù trừ vậy là xong! Cái tên Mai, má em kêu là ám vô vận người xui lắm.
Tết đến, người ta chặt cành, đốt gốc mang về cắm làm kiểng, được dăm bữa
là tàn...'
Tôi chặn lời nàng :
"Mai đâu chỉ là hoa. Mai còn là bình minh, là hy vọng, là tương lai!"
"Em thì chẳng có gì gọi là tương lai cả!", nàng thẫn thờ, giọng ai oán.
Thình lình, nàng hỏi :
"Ông lên đây, chắc cũng như em, tìm cứu rỗi? "
Tôi gật, xong lại lắc.
Nàng nhướng mắt nhìn tôi, không hiểu.
Tôi kể. Khi lên ghềnh V, tôi hoang mang không biết phải làm gì để giải
thoát khỏi sự bất lực của mình trong cuộc truy tìm kết hợp cái Đẹp và Lời
thành một, mơ hồ ý thức nếu cái Đẹp cứu rỗi thì Lời cũng cứu rỗi. Nhưng
cứu rỗi là sao? Cứu rỗi cái gì? Cứu rỗi ai? Thật tình tôi cũng chẳng hiểu, và
câu chuyện với ông Thày ở cái am trên ghềnh phần nào soi sáng cõi vô