tiếng đặt cái ly xuống bàn, tất cả như một chuỗi những tiếng nổ nhỏ. Như
thể ông thách thức đố ai dám thở trong khi ông ở trong phòng.
Khi dạy nhạc ở trường, thái độ của ông cũng như vậy. Ông vào lớp với
bước chân của một người không có đến một phút để phí phạm, ông chỉ gõ
que một lần để báo hiệu đã đến lúc bắt đầu. Ông khệnh khạng đi lên đi
xuống lối đi, tai vểnh lên, cặp mắt xanh ốc nhồi đầy cảnh giác, vẻ mặt căng
thẳng như sắp sinh sự. Bất cứ lúc này ông cũng có thể dừng ở bàn của ta,
lắng nghe ta hát, để xem ta đang giả vờ hát hay hát lạc điệu. Rồi ông từ từ
cúi đầu xuống, mắt ông lồi ra như muốn chạm vào mắt ta, tay ông sẽ ra
hiệu cho những giọng hát khác im lặng, khiến ta phải xấu hổ. Nghe đồn là
ông cũng độc tài như vậy ở những dàn đồng ca và câu lạc bộ hát bè khác
của ông. Vậy mà ông rất được mọi người ưa chuộng, nhất là các bà các cô.
Họ đan cho ông đủ thứ vào dịp Giáng sinh. Tất, mũ che tai, găng tay để ông
giữ ấm trên những chặng đường đi từ trường học này đến trường học khác,
từ dàn đồng ca này đến dàn đồng ca khác.
Chị Queenie bắt đầu cai quản ngôi nhà khi bà Vorguilla bệnh nặng đến
mức không thể lo nổi. Có lần chị moi từ ngăn kéo ra một món đồ gì đó
được đan bằng len và gí vào mặt tôi. Có ai đó gửi đến tặng nhưng giấu tên.
Tôi không nhận biết được đó là món đồ gì.
“Đây là cái để sưởi ấm thằng cu tí đấy,” chị Queenie giải thích. “Bà
Vorguilla bảo không được để ông ấy thấy, không thì ông ấy sẽ tức giận.
Mày không biết đó là cái gì à?”
Tôi trả lời, “Gớm quá!”
“Chỉ là trêu chòng thôi mà.”
Cả chị Queenie và ông Vorguilla đều phải đi làm vào buổi chiều tối. ông
Vorguilla chơi đàn piano ở nhà hàng. Ông mặc áo đuôi tôm. Còn chị
Queenie thì bán vé ở một rạp chiếu bóng. Rạp chiếu bóng chỉ cách nhà vài
dãy phố nên tôi cùng chị cuốc bộ đến đó. Khi nhìn thấy chị ngồi trong
phòng bán vé, tôi hiểu ra là cách trang điểm, kiểu tóc nhuộm bồng lên và
đôi khuyên tai bự tổ chảng thực ra trông cũng không lạ lắm. Chị Queenie
trông giống mấy cô gái đi ngang qua đường hay mấy cô khách vào rạp xem