Tôi buộc dây tạp dề và đến đứng sau quầy. Được thuê làm việc ở Toronto
hẳn hoi nhé. Tôi cố gắng tự mình tìm xem mọi thứ ở đâu mà không phải
hỏi và tôi chỉ hỏi đúng hai câu - dùng máy pha cà phê như thế nào và tính
tiền la sao. “Cô ghi vào hóa đơn rồi khách mang hóa đơn đến cho tôi. Vậy
được chứ?”
Mọi việc cũng trôi chảy. Khách đến một hai người một, thường là mua
cà phê hoặc Coca. Tôi lau rửa ly tách, giữ quầy sạch sẽ, và hình như tôi làm
hóa đơn đúng nên không có ai khiếu nại. Đúng như bà kia nói, khách hầu
hết là người già. Có mấy người khách nói chuyện rất tử tế, nhận ra tôi là
người làm mới và thậm chí hỏi thăm tôi từ đâu tới. Mấy người khác thì
trông như thể đang ở trong tình trạng hôn mê. Một bà muốn bánh mì nướng
và tôi cũng loay hoay làm xong cho bà. Rồi tôi làm một cái sandwich kẹp
giăm bông. Tôi hơi bối rối một chút khi có bốn khách đến cùng một lúc.
Một ông muốn bánh nướng và kem, tôi thấy kem cứng như xi măng mãi
không múc ra được. Nhưng rồi tôi cũng làm được. Tôi tự tin hơn. Tôi nói
với họ, “Xin mời” khi đặt đồ ăn thức uống xuống bàn, và đùa tếu, “Còn đây
là thiệt hại” khi đưa cho họ hóa đơn.
Khi không có khách, bà chủ từ quầy tính tiền đi ra chỗ tôi.
“Tôi thấy cô nướng bánh mì cho khách,” bà ta nói. “Cô có biết đọc
không đấy?”
Bà ta chỉ tấm bảng dán trên chiếc gương đằng sau quầy.
KHÔNG BÁN ĐỒ ĂN SÁNG SAU MƯỜI MỘT GIỜ TRƯA.
Tôi bảo tôi cứ tưởng nếu bán sandwich nướng được thì tức là có thể bán
bánh mì nướng được.
“Cô tưởng sai rồi. Sandwich nướng thì được, nhưng phải trả thêm mười
xu. Còn bánh mì nướng thì không. Rõ chưa?”
Tôi bảo vâng. Lúc đầu tôi còn chưa thấy buồn lắm, dù như bình thường
thì chắc tôi đã rất chán nản. Trong suốt lúc làm việc, tôi cứ nghĩ thật nhẹ cả
người khi về báo với ông Vorguilla rằng vâng, tôi đã kiếm được việc. Bây
giờ thì tôi có thể đi tìm thuê một phòng để sống. Có thể ngay ngày mai,