trong cái hang này. Ông muốn thể hiện sự cảm thông, hay khâm phục, hay
một điều gì còn hơn cả thế mà chính ông cũng không hiểu.
“Vâng, tôi nhớ,” bác Herman nói. “Đôi bốt đó thật đẹp.”
“Bốt xịn đấy. Bác biết là tôi mua đôi bốt đó trong chuyến trăng mật mà.
Tôi mua ở Anh. Giờ tôi chẳng nhớ là ở chỗ nào nữa, nhưng không phải ở
London.”
“Vâng, tôi nhớ ông đã kể thế.”
“Và bác đã sửa rất khéo. Đến giờ đôi bốt vẫn dùng tốt. Bác làm cẩn thận
lắm, bác Herman. Ở đây có bác làm thật chu đáo. Bác làm việc rất uy tín.”
“Thế thì tốt.” Bác Herman liếc nhanh vào chiếc bốt đang cầm trên tay.
Ông McCauley hiểu rằng bác ta muốn tiếp tục làm việc, nhưng ông
không buông tha.
“Tôi mới bị trắng mắt một cú. Sốc quá.”
“Thật à?”
Thế là ông lão liền rút bức thư ra và bắt đầu đọc to vài đoạn, đôi lúc
dừng lại để thêm vào một nụ cười chua chát.
“Viêm phế quản. Nó nói nó bị ốm vì viêm phế quản. Không biết nhờ vả
chỗ nào nữa. Con không biết nhờ vả được ai nữa. Hừ, lúc nào nó chẳng quá
rõ phải nhờ vả ai. Sau khi đã cầu cạnh hết các cửa khác rồi mới lần đến tôi
đây. Chỉ vài trăm thôi cho đến khi con hồi phục. Xin xỏ và cầu cạnh tôi
trong khi đó vẫn đang ủ mưu với con giúp việc nhà tôi. Bác có biết không?
Con đó ăn trộm cả đống đồ nội thất và khuân sang miền Tây rồi. Thì ra
chúng bày trò mèo mả gà đồng. Chính cái thằng tôi đã cứu nguy hết lần này
đến lần khác. Mà chưa bao giờ trả lại một xu. Không, không, tôi phải thành
thực mà nói là nó có trả năm chục đô. Năm chục trong số hàng trăm nối
tiếp hàng trăm đô. Hàng mấy nghìn rồi. Thì nó có tham gia Không quân
trong chiến tranh, chắc ông cũng biết. Cái bọn lùn lùn ấy lại thường vào
Không quân. Đi đâu cũng khệnh khạng ra vẻ ta đây là anh hùng đã trải qua
cuộc chiến. À, tôi biết mình không nên nói điều này, nhưng tôi nghĩ chiến
tranh đã làm hỏng đầu nhiều đứa trong số đó, chúng không bao giờ tái hòa