nhỏ tiếng to với nhau về điều này điều khác. Hắn chỉ đế cho mình một câu
hay là mình khá thôi. Vô phúc bị hắn dèm pha!".
Thế là ngay tốỉ thứ bảy ấy, Viết cho ô-tô lên tỉnh mời quan lớn Phán và
bà lớn Phán đầu toà về huyện lỵ đánh tổ tôm. Và tuần lễ sau, chàng đã trở
nên tình nhân của Thoa. Chàng mỉm cười tự nhủ: "Muốn thân với San, chả
còn cách gì hơn là được vợ San yêu dấu, bênh vực".
Từ đó, mỗi lần lên tỉnh, Viết không đến nhà thông phiên nữa. Thế nào
ông Phán bà Phán cũng cố giữ chàng nghỉ lại cho bằng được.
Dưới ánh sáng xanh của ngọn đèn măng-sông, cuộc tổ tôm đã kéo dài
quá một giờ sáng, ông phán San vừa ngáp, vừa uể oải hỏi trống không:
- Hết hội này liệu nghỉ thôi chứ?
Thống, ông chủ giây thép, người thua nhiều nhất, hỏi lại:
- Mấy giờ rồi?
Ngồi vắt vẻo ở góc sập, một chân mỏi mệt chống lên cạnh ghế của Viết,
Thoa kéo ống tay áo lên nhìn cái đồng hồ nhỏ xíu, lấp lánh kim cương, rồi
mỉm một nụ cười kín đáo liếc tình nhân:
- Một giờ rưỡi.
- Ồ! Mới một giờ, còn sớm chán!
Loắt choắt lọt hẳn trong cái ghế bành rộng, hai bàn chân để lên sập, y sĩ
Tòng lại giở khoa nói bông ra, cái món chàng sở trường và được nhiều
người ưa chuộng trong các bàn tổ tôm:
- Thưa cụ, có lẽ chỉ sớm đối với cái ngày mới bắt đầu.
Câu pha trò không làm cho một ai cười, vì nó tối nghĩa quá, khiến mọi
người còn phải suy nghĩ tìm hiểu.
Ý chừng Tòng cũng biết thế nên nói tiếp ngay:
- Vì, thưa cụ, một giờ là một giờ sáng ngày chủ nhật đấy ạ, chúng ta đã
chơi hết ngày thứ bảy rồi. Vậy một giờ nghĩa là giờ thứ nhất hôm chủ nhật
thì hẳn phải sớm.
Tiếng cười lẻ tẻ, rời rạc, buồn ngủ. Viết đứng dậy với cái hộp tre ngà
đếm tiền hội, rồi nghiễm nhiên gấp năm đồng bỏ ra chiếu:
- Ván này ai ù gì cũng chỉ có hai đồng thôi đấy nhé!
Ông phủ Duyên, giọng hơi gắt: