GIA ĐÌNH - Trang 42

- Dạ.
Viết hạ giọng:
- Thầy gặp tên Nghinh rồi?
- Dạ.
- Bảo nó không nên đi lại lắm. Sợ ông cố ông ấy biết ông ấy ngờ vực thì

mình khó làm việc...

- Dạ.
- Thôi được!
Viên lục sự ra. Viết ngồi chống tay vào cằm, hút thuốc lá, mắt đăm đăm

nghĩ ngợi. Những phút khó khăn trong nghề như thế có khi làm cho người
ta chán nản, nhưng nhiều khi cũng khiến người ta thêm phấn khởi, can đảm
tìm mưu kế để ra khỏi chỗ khó khăn, như ông nguyên soái bình tĩnh xoay
xở chiến lược: để thắng bên quân địch một cách vẻ vang, chắc chắn. Những
lúc ấy không có lợi cho kẻ nào có việc gì muốn đến gần mình.

Vì thế, vừa nhác thấy bóng Diệu đứng chắp tay ở góc cột, Viết đã thét

mắng:

- Thằng kia, mày còn vác mặt đến đây làm gì?
Diệu là con chú Viết, ông chú ruột. Ông này tuy đã từ dịch chức chánh

hội, nhưng vẫn còn hống hách lắm. Ở trong làng hiện có hai cánh: cánh
chánh hội Tạ và cánh huyện Viết. Trước kia Viết vẫn phản đối ngầm ông ta,
tức vì nỗi cha mẹ thời còn hàn vi thường bị ông ta lấn át. Ông ta khôn
ngoan hơn, chiếm được phần gia tài to hơn, đã nghiễm nhiên trở nên một
nhà hào phú sau khi ông bà Viết qua đời. Cha mẹ Viết vì nghèo túng đưa
gia đình lên tỉnh lỵ kiếm ăn, rồi nhờ được mấy việc thầu khoán nhỏ, có ít
vốn buôn.

Có lẽ sự hiềm khích giữa hai anh em đã dự một phần lớn vào việc học

hành thi cử của Viết. Cha mẹ Viết luôn luôn khuyên con gắng công đèn
sách để sau này làm nên mà báo thù lại chú.

Cuộc chiến tranh bắt đầu ngay sau khi Viết đậu thành chung. Năm ấy kỳ

thi Thành chung thay cho kỳ thi hương của ta: các thí sinh theo điểm bình
hay thứ đều được liệt vào hạng cử nhân, tú tài. Viết đậu cao, đậu cử nhân
thứ hai. Tức thì cha mẹ chàng bỏ ra một món tiền về làng ăn khao.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.