GIA ĐÌNH MÁ BẢY - Trang 37

Cả mâm cơm cười rầm. Mọi người đều gặp những cảnh cay cực như

vậy. Con về thăm má, má khóc lóc hôn hít một hồi, nhét áo quần tiền bạc
đầy bao, rồi đẩy con ra cửa: "Đi con, để má đánh mõ la làng". Nghĩ mà tức
thằng địch ói máu, nhưng rồi anh em quen dần, đem chuyện ấy ra pha trò
với nhau.

Anh Chín ngắm những nụ cười tươi chung quanh mình. Một lần nữa,

anh mừng thầm khi thấy ánh lửa long lanh trong những đôi mắt đói ngủ.
Anh thường "bắt mạch phong trào" bằng cách xem tướng cán bộ. Ở đâu cán
bộ hăng, xốc xáo, ở đấy phong trào quần chúng có cái sôi động của tuổi trẻ.
Ngược lại, khi thấy cán bộ rụt rè, co thủ, anh biết nhân dân trong vùng ít
dám quyết liệt với giặc. Anh đoán không mấy khi sai.

Ai cũng biết anh Chín rất yêu lớp trẻ, nhưng không mấy người hiểu

đúng vì sao. Số đông thấy anh đi sát cấp dưới là điều tất nhiên, người cán
bộ tốt phải vậy. Những đồng chí biết rõ đời riêng của anh cho rằng hai đứa
con lớn của anh đã hi sinh, một trong kháng chiến và một sau đình chiến,
nên anh tìm đến thanh niên với nỗi thương nhớ của người cha mất con. Anh
cũng cười nhận như vậy, như người ta nhận hút thuốc là một tật xấu. Nhưng
có một lẽ lớn hơn là anh muốn mình trẻ lại, anh muốn cái chất sống bồng
bột của tuổi trẻ thấm vào anh. Sau ngót ba mươi năm làm cách mạng, anh
có cái vững vàng chắc chắn của người cán bộ đã lái phong trào của quê
mình - từ xã đến tỉnh - qua hầu hết những bước chìm nổi. Tuy vậy, anh luôn
luôn lo mình không thấy ngay cái mới, không theo kịp cái mới, nhìn cái
mới bằng đôi mắt cũ, đánh giá cái mới bằng thước đo của những kinh
nghiệm cũ. Chính mối lo ấy thúc giục anh đi nhiều, nghĩ nhiều, học nhiều.
Và anh tìm thấy cái mới rõ nét nhất ở các đồng chí đang lớn lên.

Uống xong bát nước chè núi rất đặc, anh Chín thắt súng ngắn vào

lưng, gọi:

- Ra dòm trời đất một chút, Dõng ơi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.