“Không có gì, vé đã mua rồi”, tôi nói với bà mẹ, cố tình nói cao giọng,
nhưng lòng thầm kinh ngạc một người phụ nữ bệnh tật, yếu đuối, chưa từng
được học hành lại có ý thức tỉnh táo và lễ nghĩa tiếp đón khách đến chu
toàn như vậy. Bạn giúp bà, bà cảm ơn lại và đem những đồ quý giá nhất ra
tiếp đãi. Bạn có khó khăn gì bà cũng cố gắng hết sức giúp đỡ. Xem ra,
người phụ nữ nghèo khổ và đau ốm này còn mạnh mẽ hơn gấp nhiều lần so
với những người giàu có và khỏe mạnh.
Mẹ Lý Phương lại nói thêm mấy câu, trước khi dịch lại, Lý Phương nói nhỏ
với tôi: “Chị Ngụy, hôm nay mẹ em nói rất nhiều. Thấy chị đến, mẹ em
mừng quá!”. Thì ra bà thấy trước khi tôi lên xe còn nhiều thời gian nên sai
con trai đưa tôi đi chơi, ngắm công trình thủy điện Tam Hiệp. Và nếu tôi
muốn, Lý Phương có thể dẫn tôi tới xưởng sản xuất trà nơi chú anh đang
làm việc. Bà cũng dặn Lý Phương giúp tôi mang hành lý ra bến xe đường
dài.
Tôi từ chối lòng tốt của 2 mẹ con, nói dối rằng tôi và con chó đều mệt,
muốn về nghỉ. Thế rồi, tôi viết tên tôi và số điện thoại lên một tờ giấy cho
họ. Lý Phương cũng đưa cho tôi số tài khoản của anh và địa chỉ liên lạc.
Tôi cẩn thận cất tờ giấy vào ví tiền, rồi tạm biệt hai mẹ con.
Họ lại khóc. Tôi ôm họ rất chặt, nói mấy câu an ủi và dặn dò Lý Phương đi
gửi ngay số tiền tôi vừa cho vào ngân hàng. Rồi tôi dắt chó rời khỏi nhà họ
Lý.
không biết mưa xuống từ lúc nào, giờ mưa đã tạnh hẳn. Ánh nắng xuyên
qua đám mây, rọi xuống mặt đường ướt nhẹp. không khí ngát mùi thơm
diệu kỳ và hơi ẩm mùa xuân. Tôi cầm theo chiếc bản đồ do lễ tân khách sạn
tặng, thư thái đi trên phố.
Thành phố cổ này cũng như bao thành phố khác của Trung Quốc, đang ra
sức lao lên phía trước trong cơn sóng phát triển kinh tế. Những quang cảnh
mới và cũ đan xen lẫn lộn, không theo trình tự, như thể một ly côc tail thật
to. Nhưng cũng chính trong mớ hỗn độn đó lại ẩn chứa một sức lực và ý chí