GIẤC MƠ BỊ ĐÁNH CẮP - Trang 138

— Về dân di tản - người ta nói đúng với cô. Vậy cô muốn biết chính là

cái gì?

— Tôi muốn hiểu, Jean-Paul Brizac là thế nào. Anh giúp tôi chứ?

— Tôi sẽ cố. Cần gấp không?

— Không còn gấp hơn được nữa.

— Tôi sẽ cố, - Grinevich nhắc lại một cách cứng rắn. - Ngay khi biết

được điều gì, lập tức sẽ gọi cho cô. Cô ở lại buổi tổng diễn tập chứ?

— Cảm ơn anh Grinevich, nhưng không, tôi chạy đây.

o O o

Các tiểu thuyết của Brizac không chỉ duy nhất là tiểu thuyết về “đề tài

nước Nga” mà Naxtia đã đọc. Hơn thế, từ vô số văn chương được bán trên
quầy sách, chị đã chọn chính những tác phẩm như thế. Chị thú vị xem các
nhà văn nước ngoài mô tả người Nga thế nào. Mỗi thử nghiệm loại này cho
thấy rằng, không thể có sự chính xác. Thậm chí những nhà văn di tản đã
từng nhiều năm sống ở Nga, đã không thể tránh khỏi những lỗi lầm khi mô
tả hiện thực Nga hôm nay. Lại càng chẳng nên nói đến những tác giả như
Martin Cruz Smit đã viết cuốn sách bán chạy danh tiếng “Công viên
Gorki”. Naxtia đã chán ngay từ trang bốn mươi, kiên cường một cách khổ
sở đọc cuốn sách, nhưng vẫn không hết nổi, khi không thể kìm chế sự bực
tức do những điều xuẩn ngốc và ngớ ngẩn rõ ràng trong việc mô tả cuộc
sống Moskva. Sau đó chị tự nguyện định đọc “Ngôi sao Bắc cực” và
“Quảng trường Đỏ” của chính Cruz Smit, và lại thất bại. Các cuốn sách
đích thị là tồi, và chị chỉ còn việc kinh ngạc, tại sao ở nước ngoài chúng lại
là sách bán chạy.

Nhưng với Brizac mọi chuyện khác hẳn. Tất nhiên, Naxtia nghĩ, ông

không là Sidney Seldon và không là Ken Foller, nhưng các chi tiết của ông

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.